Thi công công trình điện công nghiệp

Thi công công trình điện công nghiệp yêu cầu cao ở tính chỉn chu, chính xác, đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Vậy điện công nghiệp là gì và thi công công trình điện công nghiệp gồm những gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Thi công công trình điện công nghiệp đảm bảo nguồn điện ổn định và an toàn cho sản xuất

Thi công công trình điện công nghiệp là gì?

Điện công nghiệp là lĩnh vực chuyên thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trong hệ thống, cung cấp năng lượng điện để phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… 

Ở một phạm vi nhỏ hơn, điện công nghiệp còn được hiểu là hệ thống chuyên nghiệp, làm nhiệm vụ nhận nguồn điện khổng lồ từ hệ thống truyền tải điện quốc gia, rồi cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống thiết bị, máy móc cũng như sự vận hành của nhà máy, nhà xưởng, cơ sở sản xuất. Đây cũng chính là khái niệm điện công nghiệp mà chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết này. Có thể nói điện chính là yếu tố tiên quyết đối với tất cả doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sở hữu nhà máy, nhà xưởng, cơ sở sản xuất công nghiệp.

Như vậy, thi công công trình điện công nghiệp là việc lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống truyền tải điện trong các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác, nhằm cung cấp điện và đảm bảo sự vận hành nguồn điện ổn định, an toàn cho toàn bộ hệ thống của nhà máy hoặc doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của thi công công trình điện công nghiệp

– Cung cấp năng lượng điện ổn định cho sản xuất: Một nhà máy hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô lớn sẽ có hệ thống máy móc, thiết bị khổng lồ. Tất cả chúng sẽ tiêu thụ một lượng điện cực lớn mỗi ngày. Việc lắp đặt và vận hành hệ thống điện công nghiệp giúp đưa nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia vào phục vụ sản xuất. Nó giúp đảm bảo nguồn năng lượng điện cung cấp luôn ổn định, giúp máy móc hoạt động an toàn, hiệu quả và quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

– Lắp đặt hệ thống điện công nghiệp giúp dây chuyền sản xuất tại hoạt động chuyên nghiệp, trơn tru, máy móc hoạt động năng suất hơn, từ đó tiết kiệm thời gian sản xuất, gia công.

– Điện công nghiệp giúp thực hiện những quy trình liên hoàn, năng suất cao hơn, tiết kiệm sức lao động từ đó hạ giá thành sản phẩm.

Nắm rõ các thành phần của hệ thống điện công nghiệp khi thi công công trình điện công nghiệp

Điện công nghiệp là một hệ thống những thiết bị phức tạp, có sự liên kết và thống nhất chặt chẽ với nhau từ điểm đầu tới điểm cuối, mang tới nguồn năng lượng ổn định và dồi dào, đảm bảo cho tất cả các thiết bị của nhà máy hoạt động trơn tru, hiệu quả. Tùy vào mỗi nhà máy, nhà xưởng, hệ thống điện công nghiệp sẽ có những thành phần khác nhau, ứng với mỗi chức năng, nhiệm vụ của từng hạng mục. Tuy nhiên về cơ bản, hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy gồm có các thành phần chính như sau:

– Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng: Bộ phận này có thể hiển đơn giản chính là bộ phận biến áp trung gian. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện công suất cao từ mạng lưới điện quốc gia về nơi sản xuất, kinh doanh, rồi điều chỉnh điện áp tăng hoặc giảm về ngưỡng phù hợp cho tương thích với nhu cầu của hệ thống máy móc, thiết bị trong nhà máy. Đây có thể xem là điểm đầu, cũng là bộ phận quan trọng bậc nhất. Nếu không có hệ thống này để chuyển đổi dòng điện thì máy móc không thể hoạt động.

– Hệ thống tủ điện phân phối: Hệ thống này có tác dụng quản lý lưu thông dòng điện trong toàn bộ nhà máy. Chúng vừa cung cấp điện cho các bộ phận, phòng ban, vừa có tác dụng cho phép hoặc không cho phép dòng điện đi đến các hệ thống điện phụ tải, bằng tác vụ đóng/ngắt, từ đó đảm bảo an toàn cho các thiết bị, máy móc công nghiệp.

Hệ thống tủ điện phân phối chia làm 2 bộ phận: Bộ phận tủ điện phân phối tổng MSB, có chức năng quản lý và dẫn truyền dòng điện đến các tủ điện phân phối; Bộ phận thứ 2 là bộ phận tủ điện phân phối DB, được lắp đặt tại nhiều không gian của nhà xưởng, cung cấp điện cho các hệ thống máy móc, trang thiết bị.

– Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp: Là hệ thống cung cấp điện trực tiếp cho các thiết bị máy móc hoạt động trong nhà máy, thông qua nút điều khiển bật/tắt. Tủ này được xem như đầu cuối của toàn bộ hệ thống thiết bị điện công nghiệp trong nhà máy. Tủ này thường được lắp đặt thêm các Ampe kế, Volt kế, cầu chì, và một số thiết bị bảo vệ an toàn mạch khác.

Ngoài ra, hệ thống điện trong nhà máy còn có các bộ phận quan trọng khác như: Hệ thống máy phát điện, bộ chuyển mạch (những thiết bị dự phòng khi bị điện lưới gặp sự cố); Hệ thống tủ điện điều khiển máy móc (điều khiển các máy móc, trang thiết bị có trong nhà máy.).  Kết nối các bộ phận này và đưa điện đến từ bộ phận, thiết bị còn phải kể đến một hệ thống dây điện, dây cáp khổng lồ. Dây điện, tủ điện đều phải được tính toán phù hợp với công sất tải từng khu vực, tránh trường hợp thiếu tải hoặc thừa tải.

Tìm đơn vị thi công công trình điện công nghiệp uy tín ở đâu?

Điện công nghiệp không chỉ liên quan chặt chẽ đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà còn liên quan đến sự an toàn cho con người và toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong nhà máy. Do đó, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp cần phải tỉ mỉ, chỉn chu, chính xác ngay từ khâu thiết kế cho đến thi công và bảo dưỡng định kỳ.

Khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp cho nhà máy xí nghiệp, cần đảm bảo các yêu cầu sau: An toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nước và quy định của pháp luật về an toàn điện, tránh gây nguy hiểm cho người và thiết bị trong quá trình sử dụng; Đảm bảo cung cấp nguồn điện đầy đủ, giúp hệ thống hoạt động mượt mà, hiệu quả, không ảnh hưởng hay làm gián đoạn đến tiến trình sản xuất của doanh nghiệp; Quy mô, công suất điện cần sử dụng được tính toán chính xác để vừa đảm bảo năng suất chất lượng sản xuất, vừa tránh lãng phí; 

Là đơn vị gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng,  công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đang là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu khu vực Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để thi công công trình điện công nghiệp cho các nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng. Với đội ngũ cán bộ trình độ kỹ thuật cao, đội ngũ công nhân tay nghề giỏi cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi thực hiện thi công mọi công trình đạt tiêu chí về an toàn, hiệu quả, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần đơn vị thi công công trình điện công nghiệp để tối ưu thời gian, ngân sách, an toàn và chất lượng.

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

Thi công xây dựng công trình dân dụng

Thi công xây dựng công trình dân dụng là một quy trình với rất nhiều công đoạn. Nắm rõ toàn bộ quy trình này sẽ giúp gia chủ chủ động về thời gian, quản lý chất lượng tốt nhất cũng như tối ưu được chi phí. Dưới đây là các bước thi công cơ bản và đầy đủ để bạn có cái nhìn bao quát nhất.

Mạnh Hùng thi công công trình dân dụng- biệt thự 

Thi công xây dựng công trình dân dụng là gì?

Công trình dân dụng là một loại công trình trong quản lý nhà nước. Đó là các công trình có tính chất phục vụ nhu cầu sở hữu, dịch vụ, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu khác của người dân.  

Công trình dân dụng bao gồm nhà ở (nhà chung cư, nhà riêng lẻ) và công trình công cộng (Công trình văn hóa; giáo dục; y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; công trình tôn giáo tín ngưỡng, khách sạn, nhà khách; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại…)

Như vậy, thi công xây dựng công trình dân dụng là việc xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình các công trình xây dựng mới; hoặc sửa chữa, cải tạo, di dời, phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì các dạng công trình dân dụng kể trên.

Công trình dân dụng có nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể là có 5 cấp độ, phân theo diện tích mặt sàn hoặc số tầng xây dựng. Trong đó, cấp đặc biệt là các công trình có diện tích sàn từ 15.000m2 hay có chiều cao từ 30 tầng trở lên; Cấp nhỏ nhất là cấp 4, là loại nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay chiều cao không quá 1 tầng và chỉ 6m trở xuống.

Khi thi công xây dựng công trình dân dụng, càng những công trình cấp cao, thì yêu cầu về độ an toàn càng cao và sự phức tạp khi thi công càng lớn. Ví dụ với công trình cao tầng, lối thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy là một hạng mục đặc biệt quan trọng và có tính chất bắt buộc. Mặt khác, trừ công trình cấp 4, các cấp còn lại khi muốn thi công, cần phải đảm bảo các yếu tố như: Dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Được cấp phép xây dựng; Chủ thầu phải chứng minh được năng lực thi công, có chứng chỉ năng lực tương ứng với công trình mình đảm nhận.

Quy trình thi công xây dựng công trình dân dụng

Quy trình thi công công trình dân dụng nhìn chung đều trải qua 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn 1 là làm hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho công trình. Giai đoạn 2 là thi công công trình.

– Giai đoạn thiết kế

Trừ nhà cấp 4 ở nông thôn, không thuộc quy hoạch phát triển đô thị hay nằm trong diện đặc biệt khác, các công trình dân dụng khác trước khi thi công đều phải làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Trong hồ sơ phải có bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, việc đầu tiên của mỗi công trình là phải thực hiện bản hồ sơ thiết kế. Bản vẽ này sẽ trình bày hình dạng kiến trúc, kết cấu chi tiết của ngôi nhà, địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình…

Sau khi hồ sơ thiết kế được phê duyệt, nhà thầu sẽ tiến hành thực hiện bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ thi công. Bản vẽ này sẽ trình bày toàn diện và chi tiết kết cấu, vị trí, kích thước từng hạng mục và các tham số kỹ thuật được sử dụng trong thi công công trình. Hệ thống kỹ thuật, hạ tầng, sơ đồ công nghệ cũng được thể hiện rõ ràng. Bản vẽ cũng trình bày chi tiết các nguyên vật liệu sử dụng, chủng loại, số lượng… cũng như các thiết bị sẽ sử dụng để thi công.

– Giai đoạn chuẩn bị

Trước khi chính thức bước vào thi công, nhà thầu sẽ phải tiến hành một số công đoạn chuẩn bị, bao gồm: Dọn dẹp mặt bằng, vận chuyển thiết bị, vật tư đến điểm tập kết, định vị tim cột, móng, đo đạc, kiểm tra hiện trạng đất giữa thực tế và bản vẽ; Lập biên bản bàn giao mặt bằng; xác định ngày khởi công; chụp và lưu lại hình ảnh hiện trạng của công trình và các công trình lân cận để tránh các vấn đề tranh cãi về sau. Tiếp đó nhà thầu tìm chỗ ở hoặc xây dựng lán trại, kết nối điện nước để công nhân ổn định nơi ở và sinh hoạt.

– Giai đoạn thi công

+ Thi công móng nhà: Móng nhà là nền tảng căn bản cho ngôi nhà. Móng phải thật vững chắc thì mới nâng đỡ và cân bằng được những thứ còn lại. Trước hết, công nhân sẽ tiến hành đào đất hố móng, dầm móng, đà kiềng, bể phốt, bể nước ngầm, sau đó vận chuyển đất đào đi đổ. Tiếp đó, tiến hành ép cọc, đan thép, ghép cốp pha, xây trát các hạng mục ngầm như bể phốt, hố ga, bể ngầm… Sau đó tiến hành đổ bê tông lót đáy móng, đổ bê tông dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt. Nghiệm thu kết quả phần móng trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Làm móng nhà trong thi công xây dựng công trình dân dụng

+ Thi công phần thân công trình: Thân công trình được ví như bộ xương. Phần này có vững chắc thì công trình mới có tuổi thọ bền vững, lâu dài. Vì vậy bước này cần được tiến hành bài bản, giám sát chặt chẽ. Đầu tiên, nhà thầu sẽ tiến hành dựng cốp pha, xây khung bê tông cốt thép, rồi làm sàn, xây tường, cầu thang và mái. Công nhân sẽ lần lượt tiến hành dựng cốt thép, đổ bê tông cột, xây thô, cán nền, làm cầu thang. Quy trình này sẽ lặp lại tuần tự cho các tầng tiếp theo. Sau khi hoàn thành mỗi hạng mục và mỗi tầng, đơn vị thầu phối hợp với chủ đầu tư nghiệm thu trước khi tiến hành các tầng và hạo mục tiếp theo.

+ Thi công phần mái: Có nhiều dạng mái nhà khác nhau, như mái tôn, mái ngói, mái bằng… Mỗi dạng mái sẽ có các kỹ thuật thực hiện khác nhau. Với các dạng mái dốc, lợp vỏ bao che như ngói, tôn thì phải lắp dựng kèo, xà gồ. Còn mái bằng thì sẽ tiến hành lắp dựng khung thép và đổ bê tông.

+ Thi công các phần phụ: Đây là công đoạn cuối cùng của phần thô. Công nhân sẽ lắp đặt hệ thống điện, nước, chèn khuôn cửa, dựng lan can…

+ Hoàn thiện công trình: Đây là công đoạn thực hiện những công việc như: Trát ngoài, trát trong, lát nền, đóng trần, sơn trong, sơn ngoài, chống thấm, lắp cửa, lắp đặt các thiết bị đèn, máy lạnh, bồn nước, lắp đặt thiết bị vệ sinh…

Thi công xây dựng công trình dân dụng là công việc do các nhà thầu có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện. Tuy nhiên, gia chủ hoặc chủ đầu tư vẫn có thể giám sát quá trình này nếu không nhờ những người hoặc đơn vị giám sát có uy tín thực hiện. Những việc cần giám sát bao gồm: Kiểm tra vật tư có đúng thương hiệu, mẫu mã, số lượng, kích cỡ như đã đặt trước đó; Kiểm tra kích thước các hạng mục có đúng yêu cầu; Kiểm tra số lượng vật tư hàng ngày để đảm bảo đủ cho tiến độ công trình. Mỗi hạng mục hoàn thành cần phải tiến hành nghiệm thu và yêu cầu khắc phục sự cố ngay (nếu có) trước khi chuyển sang các hạng mục khác.

Tìm đơn vị thi công xây dựng công trình dân dụng uy tín ở đâu?

Xây dựng bất kỳ công trình nào cũng cần phải đảm bảo 3 tiêu chí: Chất lượng tốt nhất, tiến độ nhanh nhất và chi phí tối ưu nhất. Để đạt được cả 3 yêu cầu trên, thì năng lực, kinh nghiệm cũng như sự chuyên nghiệp của nhà thầu chính là yếu tố then chốt.

Sau gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng dân dụng và công nghiệp, công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng tự tin khẳng định là một trong những đơn vị chuyên nghiệp và đầy đủ năng lực để thi công xây dựng công trình dân dụng từ đơn giản đến phức tạp. Chúng tôi chuyên thiết kế, xây mới nhà ở tư nhân, từ nhà cấp 4 đến nhà cao tầng, biệt thự. Đối với nhà ở, quy trình thiết kế và thi công của chúng tôi luôn đề cao các tiêu chí về chất lượng, tiện ích, thẩm mỹ đến các yếu tố phong thủy. Ngoài ra, Mạnh Hùng còn chuyên bảo trì, sửa chữa các công trình lớn như bệnh viện, trường học, chung cư, văn phòng công ty, nhà xưởng….

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần tìm đơn vị thi công xây dựng công trình dân dụng uy tín, chuyên nghiệp để yến tâm hoàn toàn về chất lượng, tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí.

 

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

Thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước

Thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước vừa là việc cung cấp nguồn nước sạch đảm bảo cho sinh hoạt, sản xuất, vừa thoát nguồn nước thải ra môi trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thành phần và những tiêu chuẩn khi xây dựng hệ thống này.

Thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước là gì?

Thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước là gì?

Trước khi tìm hiểu về thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước, chúng ta cần hiểu về hệ thống cấp thoát nước. Đây là hệ thống cung cấp nước, bao gồm chủng loại, khối lượng, chất lượng nước cho người sử dụng với những mục đích khác nhau. Mặt khác, hệ thống này còn đảm nhận nhiệm vụ thu gom, vận chuyển nước đã qua sử dụng để xả thải hoặc chuyển đến các hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường. Như vậy, một hệ thống cấp thoát nước liên hoàn ta có thể chia làm 2 hệ thống nhỏ là hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước.  

– Hệ thống cấp nước là hệ thống các máy móc, đường ống, thiết bị… để cung cấp nước cho sinh hoạt hoặc sản xuất. Nó sẽ bao gồm nguồn cung cấp nước thô, công trình thu nước, đường ống vận chuyển nước thô, nhà máy/máy xử lý nước, mạng lưới đường ống dẫn nước đi vào các khu dân cư, nhà máy, cơ quan, đơn vị… Nguồn cấp nước có thể là nước mặt, nước ngầm hoặc nước tái sử dụng. Chức năng của hệ thống này là điều hoà và phân phối nước đến đúng đối tượng sử dụng. Hệ thống cấp nước thường có 3 loại cơ bản gồm: Cấp nước sinh hoạt; Cấp nước sản xuất; Cấp nước cứu hoả.

– Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để xử lý và thoát nước thải. Chúng gồm hệ thống các đường ống thu gom nước thải  nhà máy xử lý nước thải. Nhà máy xử lý nước thải lại là một hệ thống với nhiều công trình khác nhau như bể chứa, bể điều hòa, bể kỵ khí, bể thiếu khí, bể hiếu khí, bể lắng… Mục tiêu chung của các hệ thống này là loại bỏ các chất độc hại trong nước thải trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng.

Hệ thống thoát nước thường có 4 loại cơ bản gồm: Hệ thống thoát nước sinh hoạt; Hệ thống thoát nước mái.; Hệ thống thoát nước sản xuất.; Hệ thống thoát nước hỗn hợp.

Hệ thống cấp thoát nước dù được chia làm hai phần với nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên thực tế chúng cũng là một công trình có sự thống nhất chặt chẽ với nhau với nhau. Bởi tất cả các thiết bị trong nhà đều lấy nước từ hệ thống cấp nước sau đó sử dụng rồi thải ra đường ống dẫn đến các công trình xử lý nước thải. 

Như vậy thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước là việc thi công các công trình, đường ống, lắp đặt thiết bị, máy móc cùng các giải pháp kỹ thuật nhằm cung cấp nguồn nước sạch sinh hoạt cho nhà dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng thời thu gom nước thải rồi loại bỏ, hoặc chuyển đến bộ phận xử lý nước để khử chất độc hại trước khi thải ra môi trường hoặc thái sử dụng.

Các hệ thống cấp thoát nước phổ biến được ứng dụng trong thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước

Các hệ thống cấp nước phổ biến

Hiện nay, các công trình đều sử dụng tích hợp của 3 hệ thống là: Hệ thống cấp nước trực tiếp, hệ thống cấp nước gián tiếp và hệ thống bơm nước thải, trong đó:

Hệ thống cấp nước trực tiếp sẽ hút nước trực tiếp từ đường ống công cộng đến các hộ gia đình ở tầng thấp bằng áp suất thủy lực bên trong đường ống chính. Đây là hệ thống tuy giúp tiết kiệm được chi phí nhưng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của khu dân cư.

Do vậy cần thiết kế thêm bể chứa nước ở trên mái nhà để lấy nước sạch lên bằng máy bơm, sau đó dẫn nước đến từng hộ gia đình bằng mạng lưới đường ống phụ. Đây gọi là hệ thống cấp nước gián tiếp. Hệ thống này tuy có chi phí cao, nhưng sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dân.

Hệ thống bơm nước thải là hệ thống trạm bơm dùng để luân phiên chuyển nước thải, nước cục hoặc bùn loãng. Nhờ có hệ thống này mà nước thải được thu gom sẽ được thải qua hệ thống đường ống xả hoặc các công trình xử lý nước xả thải.

Thông thường, hệ thống cấp nước sẽ bao gồm: Đường ống đứng, máy bơm nước, thiết.

Các hệ  thống thoát nước

Hệ thống thoát nước có thể được chia thành hệ thống thoát nước tự nhiên (nước mưa) và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt. Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà có thể thải ra môi trường tự nhiên hoặc sử dụng làm nước sinh hoạt, sản xuất. Một hệ thống thoát nước thường bao gồm các phần cố định: Ống nước thải, xi phông, hố gas.

Quy định về thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước

Một hệ thống nước liên hoàn bao gồm 4 thành phần cơ bản:

– Hệ thống cung cấp và phân phối nước: Là các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn nước đến các trang thiết bị sử dụng nước cơ bản, bên cạnh đó là từ bình nước nóng đến các thiết bị sử dụng nước nóng…

– Hệ thống thoát nước thải: Là các đường ống thoát nước và ống cống thu gom nước thải từ các trang thiết bị, các khu vực sinh hoạt, sản xuất có dùng nước, đưa đến nơi xử lý nước (như hệ thống thoát nước thành phố, bể thu gom của nhà máy xử lý nước thải…)

– Hệ thống thông khí: Là các đường ống có đầu tận cùng ở trên không, cao hơn mái nhà, được nối với hệ thống thoát nước thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống này.

– Trang thiết bị và máy móc có dùng nước: Bồn rửa mặt, rửa bát, bồn tắm, bồn cầu, máy giặt, bình nước nóng, vòi sen… Mặc dù là vật dụng trong nhà, nhưng các loại máy móc thiết bị trên cũng là một phần của hệ thống cấp thoát nước. Chúng đều cần được thông khí, lắp các bẫy kín nước trong đường ống thải, đồng thời chặn mùi từ ống thải thoát ra.

Với một hệ thống thống nhất và có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống, sinh hoạt, sản xuất, môi trường như vậy, việc thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước cần phải tuân theo các nguyên tắc, các tiêu chuẩn đã được quy định, trong đó tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về thiết kế, thi công hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đường ống cấp thoát nước là cơ sở cao nhất. Việc thiết kế, lắp đặt hay sửa chữa một phần hay toàn bộ hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở riêng lẻ, tòa nhà, nhà máy, xí nghiệp đều cần được thực hiện bởi những đơn vị có chuyên môn và được cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó việc thi công cần phải được thực hiện theo bản vẽ kỹ thuật đã được phê duyệt.

Một số quy định về hệ thống cấp thoát nước đáng chú ý như sau:

– Quy định về kích thước ống: Đối với ống cấp nước, đường kính của ống cấp nước được nối trực tiếp từ nguồn nước chính (bồn chứa, máy bơm) tới đường ống phân nhánh hoặc tới bình nước nóng, tối thiểu là 20mm. Các đường ống nhánh, ống cấp nước trực tiếp tới thiết bị sử dụng, kích thước tối thiểu là 13mm.

Đối với ống thoát nước, ống thoát nước chính của một tòa nhà là trên 102mm. Ống thoát ngang của sàn và ống thoát bồn cầu là trên 78mm. Ống thoát của bồn tắm, bồn tiểu, chậu rửa, máy giặt là trên 38mm. Ống thông khí chính kích thước trên 78cm.

– Đối với vật liệu và thiết bị ống: Đường ống cấp thoát nước được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như đồng, mạ kẽm, ống gang, ống nhựa PPR, nhựa PEX, nhựa ABS, PVC… Các loại vật liệu này cần phải đảm bảo chất lượng, chủng loại theo quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống ống cấp thoát nước. 

Tìm đơn vị chuyên thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước uy tín ở đâu?

Hệ thống cấp thoát nước có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình. Chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, thậm chí sự sống còn của một đơn vị sản xuất kinh doanh. Do vậy, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước đạt chất lượng về độ an toàn, hoạt động hiệu quả và bền bỉ chắc chắn là điều mọi gia đình và các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần đặt lên hàng đầu.  Để làm được điều đó, bạn cần đến các đơn vị thi công, lắp đặt uy tín, có năng lực, kinh nghiệm và đầy đủ giấy phép hoạt động.

Là đơn vị gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đang là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu khu vực Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam. Sở hữu đội ngũ cán bộ trình độ kỹ thuật cao, đội ngũ công nhân tay nghề giỏi cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi hoàn toàn đáp ứng đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm nhiệm các công trình cấp thoát nước từ đơn giản đến phức tạp, như cải tạo, nâng cấp, sửa chữa đến làm mới. Đặc biệt, Mạnh Hùng còn đủ sức thi công trọn gói nhà ở, nhà xưởng, nhà công nghiệp và lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước. Chúng tôi thực hiện thi công mọi công trình đạt tiêu chí về an toàn, hiệu quả, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần đơn vị thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước để tối ưu thời gian, ngân sách, an toàn và chất lượng.

Thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước cần một đơn vị chuyên nghiệp và uy tín

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm tạo dựng nên những công trình có ý nghĩa quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe, môi trường sau sản xuất và sinh hoạt, đồng thời giúp tiết kiệm nước nhờ việc tái sử dụng nguồn nước khi đã được xử lý.

Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải là gì?

Trước khi tìm hiểu về thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hãy cùng chúng tôi làm rõ khái niệm hệ thống xử lý nước thải là gì. Đây là một hệ thống với nhiều hạng mục khác nhau và hoạt động nhất nhất, được sử dụng những hóa chất và công nghệ hiện đại nhằm loại bỏ các thành phần độc hại trong nước thải trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng. 

Các thành phố, nhà máy, xưởng sản xuất, cơ sở công nghiệp, các đơn vị đặc biệt như bệnh viện… đều có hàm lượng chất độc rất cao, gây nguy cơ ô nhiễm cho con người và môi trường nếu xả thải trực tiếp. Vì vậy những nơi này thường yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải còn là một trong những hạng mục đặc biệt bắt buộc phải xây dựng đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất.

Tác dụng đầu tiên và quan trọng nhất đối với một hệ thống xử lý nước thải, đó là loại bỏ các thành phần độc hại trong nước thải, để tạo ra nguồn nước sạch an toàn trước khi xả ra tự nhiên hoặc tái sử dụng. Nhờ đó, giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và sinh vật ngoài tự nhiên. Nước thải sau xử lý sạch sẽ còn có thể sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi… từ đó giúp tiết kiệm nguồn nước. 

Để xử lý nguồn nước thải từ vô cùng độc hại trở thành nước sạch trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp, bao gồm các công đoạn cơ học, hóa học, vật lý, sinh học. Mỗi công đoạn thì một hoặc một số chất độc hại, trong số hàng trăm chất độc hại có trong nước, sẽ được loại bỏ. Cụ thể, quy trình xử lý nước thải cơ bản sẽ trải qua các công đoạn sau:

– Công đoạn xử lý cơ học, vật lý: Trong nước thải thường chứa nhiều chất không tan, kích thước lớn, nổi lơ lửng trên mắt nước, có thể gọi chúng là rác. Loại rác này sẽ được loại bỏ bằng thanh chắn rác, lưới chắn rác, trong quá trình nước thải đổ về bể thu gom. 

– Công đoạn xử lý hóa học, lý hóa: Nước thải sau khi vào bể thu gom sẽ tiếp tục được chuyển lên các bể khác để thực hiện công đoạn xử lý bằng hóa học bằng cách như: trung hòa pH, keo tụ tạo bông,… để loại bỏ các vật chất nhỏ, kim loại nặng và các chất vô cơ trong nước.

– Công đoạn xử lý sinh học: Nước sau đó tiếp tục được chuyển sau các bể khác để xử lý hóa học với các phương pháp như kỵ khí, hiếu khí, hiếm khí… nhằm loại bỏ các vật chất siêu nhỏ, các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải như H2S, Sulfite, Ammonia, Nito…

Như vậy thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải là việc xây dựng các hạng mục, đồng thời lắp đặt các máy móc, thiết bị công nghệ nhằm xử lý các chất độc trong nước thải hiệu quả. 

Tại sao phải thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải?

Nước thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày đều chứa đựng rất nhiều chất ô nhiễm và độc hại. Những chất này nếu không được xử lý có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Do đó, thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ con người và phát triển bền vững. Dưới đây là những lý do tại sao cần có hệ thống xử lý nước thải:

Bảo vệ môi trường: Nước thải nếu chưa được xử lý trực tiếp vào môi trường có thể gây ô nhiễm nguồn nước, đất và cả không khí. Chính điều này gây ra một loạt hệ lụy đối với hệ sinh vật tự nhiên, sức khỏe của chúng ta và các hoạt động sản xuất nông nghiệp,…

Tuân thủ quy định pháp luật: Xây dựng bể xử lý nước thải không chỉ là điều nên làm mà còn là bắt buộc theo các quy định về môi trường. The đó, các doanh nghiệp và hộ gia đình được yêu cầu phải xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Do đó, thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải giúp đảm bảo tuân thủ các quy định này, tránh xảy ra vi phạm và tránh các hình phạt pháp lý.

Bền vững kinh tế: Một bể xử lý nước thải được lắp đặt còn giúp tiết kiệm chi phí trong việc quản lý nước thải và tạo ra nguồn nước tái sử dụng. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí hoạt động mà còn thúc đẩy sự bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Nước thải như đã nói chưa rất nhiều vi khuẩn, chất độc. Nếu những hợp chất này vào môi trường sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe của khu dân cư hay các hộ dân quanh doanh nghiệp. Bởi vậy, xây dựng hệ thống xử lý nước thải là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Các loại bể trong quy trình thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải thực tết là việc thi công xây dựng các bể chứa, đồng thời lắp đặt các loại máy móc, thiết bị nhằm hỗ trợ quá trình xử lý nước thải. Cụ thể một quy trình xử lý nước thải cơ bản sẽ gồm 8 loại bể dưới đây.

Bể tiếp nhận (hay bể thu gom nước thải)

Đây là bể chứa nước thải thô. Nước thải từ sinh hoạt hay sản xuất sẽ đổ trực tiếp vào bể này. Tuy nhiên  trước khi vào bể, các loại rác kích thước lớn sẽ được chặn loại thông qua thanh hoặc lưới chắn rác. Bể này thường được xây bằng gạch trát bê tông.

Bể điều hòa

Bể thứ 2 trong quy trình xử lý nước thải này có nhiệm vụ duy trì lưu lượng dòng chảy, đồng thời điều chỉnh độ pH trong nước phù hợp nhất cho quá trình xử lý sinh học thực hiện hiệu quả. Bể này được lắp đặt thiết bị khuấy trộn để khuấy đều nồng độ các chất bẩn trong nước, không cho cặn lắng xuống bể, đồng thời làm loãng nồng độ các chất độc hại. Tại đây nước thải được giữ ở trạng thái trung tính, với độ pH từ 6,5-8.5

Bể xử lý sinh học kỵ khí

Đây là loại bể xử lý chất độc hại trong nước bằng phương pháp yếm khí (không có oxy). Quá trình chuyển hóa chất bẩn ở bể này diễn ra trong 3 bước. Bước đầu tiên là quá trình phân hủy các phức chất và chất không tan thành các chất đơn giản và hòa tan dưới sự hỗ trợ của các enzym do loại vi sinh vật tiết ra. Bước thứ 2 là biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành các chất hòa tan dưới sự hỗ trợ của các vi khuẩn lên men. Bước thứ 3 là quá trình các vi khuẩn tạo metan để chuyển hóa hiđro và acid acetic thành chất khí.

Bể sinh học hiếu khí

Bể này chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính. Quá trình loại bỏ chất độc hại tại bể này là sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí và cung cấp oxy liên tục. Sự hoạt động của các loại vi khuẩn này giúp oxy hóa và phân hủy các chất hữu có cơ ở dạng keo hòa tan và các tạp chất khác trong nước thải, từ đó làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm này trong nước. Tốc độ oxy hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất cũng như mật độ vi khuẩn và sự ổn định của lưu lượng nước thải.

Bể lắng

Bể lắng là bước tiếp theo của quá trình xử lý nước thải sau khi trải qua giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí. Đây là quá trình xử lý cơ học. Nước thải sẽ lưu lại tại bể trong một thời gian đủ lâu để các hạt lơ lửng trong nước hoặc các hạt rắn lắng xuống đáy. Ở đây người ta còn có thể dùng các hóa chất để tạo bông – quá trình liên kết các hạt lơ lửng trong nước thành những hạt có kích thước lớn, trọng lượng nặng hơn và dễ dàng bị lắng xuống đáy bể. Nước sạch thu được đều trên bề mặt bể thông qua máng tràn. Bùn lắng xuống một phần được thu về bể hiếu khí, một phần đưa về bể chứa bùn.

Bể khử trùng

Qua bể lắng, nước cơ bản đã được làm sạch các chất hóa học độc hại. Tuy nhiên vẫn còn nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và truyền nhiễm. Vì vậy ở bước này sẽ thực hiện khử trùng. Người ta sử dụng một số loại hóa chất làm phá vỡ quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, khiến chúng bị tiêu diệt.

Bể chứa bùn thải

Đây là bể cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải. Bùn sẽ được thu gom về bể, sau đó sẽ được hút bỏ và vận chuyển đi bằng xe xử lý nước thải chuyên dụng.

Có rất nhiều loại bể trong thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Tìm đơn vị thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải uy tín ở đâu?

Xử lý nước thải hiện nay là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị có xả thải. Một hệ thống xử lý nước thải tốt cần phải được tính toán chặt chẽ, thiết kế, xây dựng bài bản, không chỉ đáp ứng được nhu cầu xả thải hiện tại mà còn có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu trong tương lai. Đồng thời hệ thống cần có sự bền bỉ, tồn tại lâu dài, thích ứng với nhiều công nghệ xử lý hiện đại, nhằm tiết kiệm chi phí và dễ dàng nâng cấp.

Bên cạnh đó, một hệ thống xử lý nước thải tốt nhất thiết phải đáp ứng được những tiêu chí sau: Xử lý được những thành phần độc hại có trong nước thải, chất lượng nước thải đáp ứng được quy chuẩn Việt Nam về nước thải.

Ngoài ra, khi thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần lưu ý những điều sau:

  • Thiết kế bể xử lý phù hợp với quy mô và loại nước thải để hạn chế tối đa tình trạng sửa chữa hoặc cải tạo sau này.
  • Cần chọn vật liệu xây dựng chất lượng để đảm bảo sự bền vững và khả năng chống ăn mòn, chống thấm nước.
  • Chọn vị trí thích hợp xây dựng bể sao cho thuận tiện với việc cấp nước và xả nước, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Đảm bảo hệ thống điện và cơ hoạt động đúng cách để tránh rủi ro khi hoạt động.
  • Trước khi đưa hệ thống xử lý nước thải vào hoạt động, cần thực hiện kiểm tra kỹ thuật đầy đủ về các thiết bị và hệ thống.
  • Đảm bảo xử lý chất thải và thải đi đúng theo quy định.

Là đơn vị gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đang là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu khu vực Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam. Là công ty uy tín trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi còn làm chủ công nghệ và kỹ thuật để thi công lắp đặt các công trình hệ thống điện, cấp thoát nước và thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải  chuyên nghiệp.

Với đội ngũ cán bộ trình độ kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân tay nghề giỏi cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi đã xây dựng thành công nhiều hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn, hiện đại, tạo được uy tín lớn đối với khách hàng và các đối tác. Ở mọi công trình, Mạnh Hùng luôn đề cao tiêu chí về an toàn, hiệu quả, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần đơn vị Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải để tối ưu thời gian, ngân sách, an toàn và chất lượng.

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng: 

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

 

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị tiên hành rất nhanh

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị

Ngày càng nhiều chủ đầu tư siêu thị sử dụng nhà thép tiền chế để xây dựng của mình. Lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị có ưu điểm gì? Quy trình lắp dựng ra sao? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị có rất nhiều ưu điểm
Lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị có rất nhiều ưu điểm

Vì sao nên lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị?

Siêu thị là một hình thức kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, nơi có hệ thống hàng hóa vô cùng phong phú, đa dạng, được sắp xếp, tổ chức một cách có trật tự theo từng khu. Ở đó khách hàng có thể thoải mái tự lựa chọn mặt hàng theo mong muốn của mình. Có thể xem siêu thị là một mạng lưới, tập trung tất cả các cửa hàng bán lẻ trong một không gian rộng lớn và thống nhất, được quản lý bởi một cá nhân, tổ chức. 

Vì siêu thị là một trung tâm tập trung hàng hóa đặc biệt, nên việc xây dựng siêu thị phải đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, kết cấu, vật liệu, hạng mục cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, điều hòa thông gió…. Hiện nay, nhà thép tiền chế ngày càng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn nhờ rất nhiều những ưu điểm sau:

Thi công nhanh chóng

 Toàn bộ cấu kiện thép sẽ được gia công tại nhà máy, với số lượng, kích thước, thông số chính xác theo bản vẽ kỹ thuật. Song song với quá trình gia công thép, nhà thầu vẫn tiến hành làm phần móng. Thép gia công xong sẽ được vận chuyển tới công trường để lắp ghép. Việc lắp ghép có sự hỗ trợ của thiết bị cẩu. Mặt khác, vách nhà thường được làm bằng tấm bê tông nhẹ đúc sẵn, hoặc nhà cao tầng thì làm  sàn tôn deck đổ bê tông.

Vì vậy lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị sẽ được tiến hành rất nhanh. Người ta tính toán cùng một diện tích, thì nhà khung thép tiền chế chỉ mất ⅔ thời gian so với kiểu nhà xây truyền thống.

Độ bền vững cao

Thép tiền chế được lắp dựng trong siêu thị là loại thép hình, có khả năng chịu lực rất tốt. Chúng còn được sơn lớp sơn chống rỉ bên ngoài, nên độ bền bỉ của thép càng tăng vượt trội. Vật liệu thép còn có khả năng chịu đựng mọi điều kiện thời tiết, khắc nghiệt như mưa bão, thậm chí động đất. Do đó, nhà thép tiền chế được đánh giá chắc chắn, bền vững hơn kiểu nhà bê tông cốt thép truyền thống.

Tạo không gian rộng, thông thoáng hơn

Đối với siêu thị, độ rộng và thoáng đãng của không gian luôn cần được ưu tiên. Do đó sự bố trí các cột bên trong rất quan trọng giúp làm thoáng rộng không gian. Cột nhà được xếp vị trí thứ 2 về độ chịu lực. Nếu so về tính chất, thì cùng một tiết diện, thép có khả năng chịu lực (lực nén, kéo, uốn) tốt hơn bê tông. Do vậy, nhà khung thép có thể bố trí các cột xa nhau, nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực an toàn. Mặt khác càng ít cột thì làm móng càng ít và càng ít kiệm hơn.

Khả năng chống ẩm mốc cao

Loại này này sử dụng các vật liệu có khả năng cách nước tốt, không hút ẩm. Ngoài ra chúng còn có hệ mái mối đứng, có bộ phận diềm mái và thoát nước được thiết kế rất tối ưu. Vì vậy nhà thép tiền chế có khả năng chống ẩm mốc tối đa, một tính chất rất cần thiết cho các siêu thị và những nơi buôn bán nói chung.

Tiết kiệm chi phí

Chi phí của nhà thép tiền chế được tiết kiệm nhờ thời gian thi công nhanh chóng, đồng thời giảm được nhiều các vật liệu phụ so với nhà bê tông cốt thép.

Kết cấu gọn nhẹ và linh hoạt

Nhà thép tiền chế có khả năng kết hợp với các loại vật liệu siêu nhẹ nhưng vẫn rất bền vững, như tấm bê tông nhẹ, sàn decking…. Điều này làm giảm áp lực đáng kể tải trọng, mang lại cho loại nhà này sự gọn nhẹ. Mặt khác, loại này này còn có tính linh hoạt và cơ động cao. Cấu kiện thép khi gia công tại nhà máy có thể khoan sẵn thêm lỗ. Nếu muốn thay đổi hoặc nâng cấp thêm, chỉ cần bắt bu lông với các cấu kiện mới là có thể thực hiện dễ dàng.

Nhờ tất cả những ưu điểm trên, lắp đặt nhà thép tiền chế cho siêu thị đang ngày càng được ứng dụng phổ biến. Trong thời đại kinh tế thị trường, việc rút ngắn thời gian thi công của nhà thép tiền chế đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh sớm hơn dự định từ đó tạo được sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 

Mặt khác, nhà khung thép có khả năng tháo dỡ, di chuyển, mở rộng quy mô kinh doanh cũng là một ưu điểm mà nhà thép tiền chế mang lại cho hệ thống siêu thị. Khi mà mô hình kinh doanh siêu thị theo chuỗi ngày càng được nhân rộng, việc đòi hỏi một ứng dụng thi công xây dựng hiệu quả, tiến độ nhanh lại linh hoạt thì nhà thép tiền chế là lựa chọn tối ưu.

Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị

Thực tế, lắp dựng là khâu cuối cùng và nhanh nhất trong toàn bộ quy trình xây dựng nhà thép tiền chế. Để đi đến giai đoạn này, nhà thầu sẽ trải qua nhiều bước quan trọng trước đó như: Thiết kế cơ sở (thiết kế tổng thể); Thiết kế chi tiết (bản vẽ kỹ thuật); Gia công thép tại nhà máy đúng theo bản vẽ kỹ thuật, dưới sự giám sát chặt chẽ của các kỹ sư; Làm móng (thường được tiến hành song song với quá trình gia công thép trong nhà máy).

Sau khi các công đoạn trên hoàn thành, thép sẽ được đưa ra công trường để lắp dựng.  Quá trình thi công sẽ được tiến hành chính xác theo bản vẽ chi tiết. Vì thép đã được gia công đồng bộ, chỉ việc lắp ghép thành kết cấu vững chắc bằng các bu lông. Do đó, giai đoạn này sẽ được thực hiện rất nhanh chóng.

Nguyên tắc lắp dựng

– Dựng cột kết hợp xà gồ vách (nếu có) để giằng các cột lại với nhau chắc chắn. Cân chỉnh cột cho ngay ngắn trước khi lắp kèo.

– Lần lượt lắp kèo phía trong trước, lắp kèo phía bên ngoài sau

– Việc lắp dựng kèo phải bắt đầu từ gian có giằng gió trước (giằng cột và mái). Cố định hai khung lắp dựng tại vị trí giằng gió trước khi lắp dựng khung liền kề. Quy tình này tiếp tục được tịnh tiến đối với các khung tiếp theo.

– Quá trình lắp dựng phải có giằng tạm (cáp giằng). Đây là việc bắt buộc để các cấu kiện có thể được định vị, liên kết với nhau một cách vững chắc, ổn định.

– Sau khi tất cả các bộ phận khung, kèo, xà gồ đã được cân chỉnh, vệ sinh sạch sẽ, sơn hoàn chỉnh mới tiến hành lắp dựng tôn.

– Lắp dựng phần tôn bao che phải đảm bảo sự cân đối và thẳng tắp.

Các bước  lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị cơ bản

Lắp dựng cột; Lắp dựng kèo;  Lắp dựng xà gồ, giằng; Cân chỉnh khung nhà gian đầu tiên; Lắp gian kế tiếp; Lắp dựng hoàn chỉnh tất cả các gian; Lắp nóc gió; Kiểm tra hoàn thiện phần khung; Lắp dựng bao che và hoàn thiện.

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị tiên hành rất nhanh
Lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị tiên hành rất nhanh

Tìm đơn vị lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị ở đâu?

Lắp dựng nhà thép là kỹ thuật không quá khó, tuy nhiên đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lực, tính bền vững lâu dài của công trình nói chung. Do đó, việc lựa chọn nhà thầu uy tín khi thi công là một trong những yếu tố quyết định cho chất lượng của công trình.

Là đơn vị với gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, công Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đã khẳng định được uy tín vững chắc tại Bà Rịa Vũng tàu và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi cũng đang không ngừng nỗ lực để trở thành một đơn vị nổi bật hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, dựa trên nền móng vững chắc là sự hài lòng của khách hàng.

Mạnh Hùng chuyên thiết kế, xây mới, bảo trì, sửa chữa các công trình lớn như bệnh viện, trường học, chung cư, văn phòng công ty, nhà xưởng. Trên lĩnh vực xây dựng công nghiệp, chúng tôi cũng đang là đơn vị hàng đầu trong thi công các công trình nhà xưởng, nhà thép tiền chế. Đối với việc thiết kế, lắp dựng lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị, Mạnh Hùng cam kết:

– Tư vấn thiết kế đảm bảo các công năng, tính thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí tối đa

– Thiết kế phù hợp nhất với điều kiện thực tế (mặt bằng, vị trí, hạ tầng xung quanh…)

– Đảm bảo đúng tiến độ công trình

– Giá cả cực kỳ cạnh tranh và chế độ bảo hành đầy đủ, chuyên nghiệp.

Hãy lựa chọn Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng khi cần tìm đơn vị  lắp dựng nhà thép tiền chế cho siêu thị, để luôn yên tâm về chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Một dự án nhà thép do công ty Mạnh Hùng trhực hiện
Một dự án nhà thép do công ty Mạnh Hùng thực hiện

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

 

Một dự án Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế của công ty Mạnh Hùng

Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế

Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế với ưu điểm là được tiến hành rất nhanh, rút ngắn khá nhiều thời gian so với xây dựng loại nhà bê tông cốt thép thông thường. Bài viết dưới đây chúng giới thiệu chi tiết về quá trình thi công lắp dựng các công trình này.

Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế là gì?
Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế là gì?

Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế là gì?

Nhà thép tiền chế hay còn gọi là nhà tiền chế hoặc nhà khung thép, là loại nhà không được xây dựng bằng vôi vữa, gạch ngói như truyền thống mà được xây bằng khung trụ thép và được lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật đã có sẵn.

Nhà thép tiền chế thường có 4 loại: nhà thép tiền chế dân dụng, nhà thép tiền chế công nghiệp, nhà thép tiền chế thương mại và nhà thép tiền chế quân sự.

Một nhà thép tiền chế từ khi lên dự án cho đến khi hoàn thành trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau. Bao gồm các giai đoạn cơ bản sau.

Thiết kế sơ bộ

Dựa theo yêu cầu của khách hàng, và cũng có thể dựa trên các mẫu thiết kế kiến trúc hoặc thiết kế kết cấu có sẵn, nhà thầu sẽ tư vấn và thống nhất với khách hàng một số điểm cơ bản của dự án, như giải pháp, vật liệu. Từ đó, đơn vị thầu sẽ lên bản thiết kế sơ bộ. Đây sẽ là cơ sở để báo giá. 

Bản thiết kế này sẽ thuyết minh cho chủ đầu tư về những điểm cơ bản và bao quát nhất của dự án như: Giới thiệu về vị trí, mặt bằng, quy mô xây dựng, hạ tầng bên ngoài và bên trong công trình, các hạng mục công trình. Tiếp đó là các phương án thi công xây dựng công trình, phương án về công nghệ, dây chuyền công nghệ, hoặc phương án kiến trúc, phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy…

Thiết kế hồ sơ kỹ thuật thi công

Đây là bản thiết kế trình bày toàn diện và chi kết các kết cấu kỹ thuật (về xây dựng, hạ tầng, công nghệ…), trong đó từng tham số trong mỗi chi tiết được thể hiện rõ ràng. Bên cạnh đó, chi tiết cấu tạo các hạng mục, các vật liệu sử dụng trong công trình cũng được trình bày cụ thể. Bản thiết kế này sẽ là cơ sở để gia công thép trong nhà máy cũng như thi công lắp ghép tại công trường.

Gia công cấu kiện thép tại nhà máy

Sau khi có bản vẽ kỹ thuật, thép sẽ được đưa vào nhà máy để gia công. Quy trình gia công thép tiền chế cơ bản như sau: Cắt phôi thép, gia công bản mã, ráp cấu kiện thép, hàn tự động, nắn thẳng, hàn bản mã, sườn gia cường, khoan lỗ, phun bi, phun cát. Cuối cùng là làm sạch và sơn hoàn thiện cấu kiện.

Làm móng nhà thép

Song song với quá trình gia công thép tại nhà máy, móng nhà sẽ được thực hiện đồng thời. Khi cấu kiện thép gia công xong thì móng nhà cũng sẽ hoàn thành. Điều này sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công rất nhiều. Đây được xem là một trong những ưu điểm nổi trội của nhà thép tiền chế. 

Nhà thép tiền chế vẫn sử dụng nền móng bê tông cốt thép, tạo nên một bệ đỡ chắc chắn. Tùy công trình người ta sẽ làm các kiểu móng như móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… Trước khi đổ bê tông là lắp dựng nhà thép, người ta sử dụng bulong móng (còn gọi là bu lông neo) để cố định kết cấu giữa chân cột và nền. 

Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế

Sau khi làm xong phần móng và gia công xong cấu kiện thép tại nhà máy, người ta sẽ tiến hành lắp dựng để hoàn thiện nhà thép. Như vậy thi công lắp dựng nhà thép tiền chế chính là khâu cuối cùng để hoàn thiện công trình.

Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế phần sàn nhà và tầng 2
Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế phần sàn nhà và tầng 2

Ưu điểm của thi công lắp dựng nhà thép tiền chế

Là ứng dụng mới trong xây dựng, nhà thép tiền chế có nhiều ưu điểm nổi bật về cả thi công, ứng dụng và chi phí:

Tiết kiệm chi phí

Nhà thép tiền chế là giải pháp hữu hiệu trong xây dựng giúp tiết kiệm chi phí mà vô cùng hiệu quả. So với các công trình nhà sử dụng nguyên liệu bằng bê tông cốt thép thì nhà bằng khung thép có chi phí thấp hơn rất nhiều nhờ tiết kiệm được các nguyên vật liệu phụ.

Chính việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho việc làm nhà khung thép được tiết kiệm chi phí hơn.

Thiết kế linh hoạt và tiện lợi

Tạo ra những không gian mới trong nhà ở từ khung thép không còn xa lạ. Chỉ với việc lắp đặt khung thép vào các kết cấu sẵn có rồi bố trí thêm các vật dụng nội thật là ta đã có một không gian mới rất sáng tạo và ấn tượng.

Không giống như các công trình bằng bê tông cốt thép, nhà tiền chế có tính cơ động cao trọng vận chuyển và lắp ráp, Các cấu kiện thép được sản xuất sẵn tại các nhà máy. Khi thi công chỉ cần khoan sẵn lỗ, bắt bulong với kết cấu mới là các bộ phận được gắn liền với nhau, việc lắp đặt diễn ra cực nhanh chóng và thuận tiện.

Kết cấu gọn, nhẹ

Nhà thép tiền chế có một ưu điểm được đánh giá cao là khả năng kết hợp với các vật liệu siêu nhẹ. Chính điều này giúp làm giảm áp lực tải trọng cho cả ngôi nhà. Thêm vào đó, nhà khung thép có lợi thế về không gian, không mất nhiều diện tích, phòng ở sạch lại vô cùng thoáng mát, thoải mái, phù hợp với nhiều người thích phong cách tối giản, hiện đại.

Mặt khác, những mẫu thiết kế mới và thân thiện hơn với môi trường của nhà thép tiền chế do tận dụng được nhiều vật liệu phụ, hạn chế lượng lớn chất thải xây dựng ra môi trường.

Khả năng chống ẩm mốc cao

Với thiết kế và chất liệu cách nước tốt (hệ thống mái mối đứng, bộ phận thoát nước và diềm mái) nên các công trình nhà khung thép có khả năng chống ẩm mốc cực tốt. Đây là điểm mạnh của mô hình này so với mô hình nhà bê tông cốt thép.

Thời gian thi công nhanh

So với các nhà ở bê tông cốt thép phải mất thời gian để xử lý các nguyên liệu và từng kết cấu, nhà khung thép có thời gian thi công được rút ngắn hơn rất nhiều. Các cấu kiện được sản xuất sẵn theo kích thước và hình dạng trong bản thiết kế tại nhà máy, khi thi công chỉ cần lắp ghép chúng lại với nhau. Thêm vào đó, do toàn bộ khung đều bằng thép nên không phải chờ vôi vữa, xi măng khô mới thi công đến phần tiếp theo như nhà bê tông cốt thép. Do đó những công trình có quy mô nhỏ mà lại đòi hỏi tiến độ thi công nhanh thì nhà thép tiền chế là một lựa chọn rất đáng cân nhắc.

Khả năng thiết kế và tạo hình không giới hạn

Khung thép trước khi được đưa vào lắp ráp đã được thiết kế rất tỉ mỉ, tinh tế. Ngoài ra, khung thép cũng có độ bền tốt hơn bê tông hay các vật liệu làm nhà thông thường. Do đó, bạn có thể thoải mái sáng tạo và hiện thực hóa những ý tưởng trang trí nhà ở không giới hạn của mình.

Có thể thi công ở mọi điều kiện thời tiết

Dù trời nắng hay mưa, nóng hay lạnh thì việc thi công nhà thép tiền chế vẫn không bị gián đoạn bởi toàn bộ nguyên vật liệu có độ kháng nước cao. Đây là ưu điểm được đánh giá cao so với việc thi công nhà bê tông cốt thép bởi vôi vữa dễ bị biến đổi kết cấu khi gặp nước, các bức tường mới xây có thể bị đổ sập nếu gặp mưa lớn.

Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế phần cột kèo
Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế phần cột kèo

Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế

 Lắp dựng nhà thép tiền chế trải qua các giai đoạn cơ bản như sau: 

Bước 1: Lắp dựng khung chính cho nhà xưởng

Ở bước này, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp dựng các khung chính của nhà thép như cột, kèo, xà gồ. Tùy điều kiện, có thể lắp đặt cột kèo đầu tiên ở giữa nhà rồi ra hai đầu hồi, hoặc cũng có thể triển khai từ đầu hồi nhà. Đầu tiên, sử dụng cần cẩu để lắp đặt các cột biên. Khung kèo sẽ được lắp dựng theo trình tự từ trong ra ngoài và bắt đầu từ gian có giằng gió. Sử dụng bu lông để cố định các điểm nối giữa cột và kèo. Tiếp đó lắp các xà gồ và cố định bằng bu lông. Giằng níu thật chặt đảm bảo cột kèo không bị xê dịch. 

Bước 2: Thi công sàn nhà thép tiền chế

Bước này dành cho những công trình có từ 2 tầng trở lên. Nếu công trình chỉ một tầng thì bước này bỏ qua. Sau khi hoàn thành dàn khung cột kèo chính, người ta tiến hành lắp dựng các xương đỡ sàn. Tùy từng kiểu sàng sẽ có phương pháp thi công khác nhau. Thường người ta sẽ sử dụng sản deck. Với loại sàn này đơn vị thi công sử dụng các tấm tôn có hình dập nổi và bề mặt có các rãnh với khoảng cách đều đặn, đặt chính xác lên hệ dầm thép. Tiếp đó đơn vị thi công trải một lớp lưới thép hàn và đổ bê tông lên bản sàn.

Bước 3: Thi công lắp dựng tôn mái

Sau khi khung nhà đã được dựng  hoàn chỉnh, đơn vị thi công sẽ bắt đầu lợp tôn mái. Đầu tiên người ta sẽ lắp đặt viền bao quanh như phần diềm mái và mái hắt. Tiếp đó lắp đặt các tấm tôn cho toàn bộ mái nhà, bắt đầu từ đỉnh cao nhất xuống tới mép mái. Cuối cùng là lắp các tấm che khe nối. 

 Bước 4: Thi công lắp dựng tôn tường

Lắp đặt tôn tường cũng tiến hành gần giống với phần thi công tôn mái. Tuy nhiên công đoạn này có phần đơn giản hơn do vì khẩu độ tôn tường không quá dài.

Bước 5: Hoàn thiện công trình

Ở bước này, những chi tiết cuối cùng của công trình sẽ được thực hiện như lắp hệ thống cửa, đóng trần thạch cao, vệ sinh… Ngoài ra ở giai đoạn này, bắt buộc phải kiểm tra lại các bulông đã bắt, khe hở tại các điểm nối trên các tấm tôn, các ô cửa thông gió để đảm bảo không bị thấm, dột.

Tìm đơn vị thi công lắp dựng nhà thép tiền chế uy tín ở đâu?

Việc thi công lắp dựng nhà thép tiền chế phải được thực hiện nghiêm túc, bài bản và tỉ mỉ theo đúng quy trình. Chỉ như vậy mới đảm bảo được sự bền vững, chắc chắn, an toàn và chất lượng tốt nhất cho công trình, tránh tối đa những sai sót. Quá trình thi công cũng cần được giám sát chặt chẽ bởi những người có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. 

Thêm vào đó, sau gần 15 năm bước vào lĩnh vực thiết kế, xây dựng, đến nay, Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đã là một trong những công ty uy tín tại Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi được đánh giá cao bởi sở hữu đội ngũ kỹ sư giỏi, hệ thống máy móc hiện đại, sự chuyên nghiệp trong khâu tư vấn và bảo trì, bảo hành sau hoàn thiện. Trong thiết kế thi công lắp dựng nhà thép tiền chế, chúng tôi luôn tìm hiểu kỹ các ưu nhược điểm để đảm bảo được độ vững chắc cao cho công trình về lâu dài. 

Mặc dù có khả năng chịu ẩm mốc cao nhưng nhà khung thép lại dễ bị ăn mòn nếu thời tiết quá ẩm. Do đó, Mạnh Hùng thường tư vấn cho khách sử dụng loại vật liệu tốt đáp ứng được điều kiện ẩm của thời tiết. Thường thì khung thép khi sản xuất sẽ được sơn một lớp bên ngoài để bảo vệ. Mặt khác, khi tìm hiểu chúng tôi thấy nguyên nhân chính gây ra các vụ sập nhà khung thép là do gió. Gió lớn, gió giật là yếu tố quan trọng khiến các nhà thép đang thi công bị đổ sập. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn là do quá trình thiết kế và thi công không đạt chuẩn. Khi thi công, cần lắp hệ giằng khung cứng và hệ tay chống xà gồ để hạn chế được hiện tượng đổ sập. Dẫu vậy, thông thường, khi đã được thiết kế hoàn chỉnh thì nhà khung thép rất khó bị sập bởi nó đã tạo thành một kết cấu vững chắc. Nó chỉ có thể sập do cháy nổ hoặc va đập mạnh làm biến dạng cột. 

Tóm lại, bạn cần tìm được đơn vị thi công lắp dựng nhà thép tiền chế uy tín.

Công ty Mạnh Hùng chuyên thiết kế, xây mới, bảo trì, sửa chữa các công trình lớn như bệnh viện, trường học, chung cư, văn phòng công ty, nhà xưởng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang là đơn vị hàng đầu trong thi công các công trình nhà thép tiền chế, đã thi công rất nhiều dự án nhà thép tiền chế lớn, từ nhà kho, nhà xưởng đến nhà ở dân dụng. Chúng tôi tự tin đảm nhận trọn gói công tác tư vấn đến thiết kế, xây dựng, gia công kết cấu thép và hoàn công cho mọi công trình.

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần tìm đơn vị chuyên thiết kế Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế, để luôn yên tâm về chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Một dự án Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế của công ty Mạnh Hùng
Một dự án Thi công lắp dựng nhà thép tiền chế của công ty Mạnh Hùng

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

Lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại

Nhà thép tiền chế đã trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực, trong đó lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại là một trong những ứng dụng nổi trội. Với rất nhiều ưu điểm, các trung tâm thương mại từ nhỏ đến rất lớn đều sử dụng loại nhà này như một giải pháp tối ưu, đảm bảo tính vững chắc, bền bỉ và rút ngắn thời gian thi công tối đa.

Một dự án Lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại do công ty Mạnh Hùng thi công

Vì sao nên lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại?

Trung tâm thương mại là nơi tập trung đông người, lại chứa lượng hàng hóa rất lớn. Vì vậy công trình này cần không gian rộng lớn, thông thoáng. Nhờ kết cấu gọn nhẹ, kết hợp được với những vật liệu siêu nhẹ, nhà thép tiền chế có khả năng vượt nhịp lớn. Các cột được bố trí xa nhau, tiết diện tương đối nhỏ, vì vậy giúp tiết kiệm không gian tối đa.

Mặt khác, nhà thép tiền chế là một công trình thể hiện sự hiện đại và rất linh hoạt trong thiết kế. Người ta có thể thỏa sức sáng tạo để tạo nên những công trình ấn tượng, độc đáo. Đây còn là kiểu nhà có không gian mở, nhiều ánh sáng tự nhiên. Do vậy, ứng dụng nhà thép tiền cho cho trung tâm thương mại là rất phù hợp, mang lại một diện mạo trẻ trung, năng động, hiện đại, tiện nghi để thu hút khách hàng.

Nhà thép tiền chế còn có độ bền cao và tính linh hoạt. Độ bền của nhà thép khi được thi công đúng kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên có độ bền lên tới hàng trăm năm. Bên cạnh đó, cấu kiện thép hiện có của ngôi nhà đã được gia công sẵn, việc mở rộng không gian sau này sẽ rất dễ dàng, bằng cách kết nối với cấu trúc mới bằng bu lông, hoặc hàn lại cho vững chắc. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể dễ dàng di dời toàn bộ công trình đến nơi khác, hoặc thanh lý khi không còn nhu cầu. Những điều này mang đến sự thuận lợi trong quá trình sử dụng, tiết kiệm, đồng thời cũng giảm tối đa rác thải xây dựng cho môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Nhà thép tiền chế giúp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thi công tối đa. Khi đã có bản thiết kế kỹ thuật, các cấu kiện thép sẽ được gia công trong nhà máy, tạp được các cấu kiện đồng bộ. Song song với quá trình gia công, móng nhà sẽ được tiến hành thực hiện đồng thời. Thép gia công xong sẽ đưa đến công trình lắp ghép đúng như bản vẽ. Sau khi thi công là có thể đưa vào sử dụng ngay mà không cần chờ hàng tháng để chờ khô, dỡ cốt pha… như cách làm truyền thống. Quy trình này giúp rút ngắn thời gian thi công tối đa, chỉ bằng ⅓ thời gian so với xây dựng nhà bê tông cốt thép. Điều này cũng giúp chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí.

Vì sao nên lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại

Với sức chứa lớn, việc lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại có an toàn?

Nhà thép tiền chế là một công trình sử dụng các công nghệ hiện đại, dựa trên các ưu điểm nổi bật về bản chất vật lý của vật liệu thép cường độ cao. Từ đó người ta tạo nên một khối công trình được liên kết vững chắc, khả năng chịu trọng tải lớn. Loại nhà này đã khắc phục tối đa những yếu điểm của các công trình nhà bê tông truyền thống, trong đó có giảm tải trọng công trình nhờ các cấu kiện nhẹ và khả năng chịu lực tốt.

Công nghệ này không chỉ được các cơ quan chuyên ngành của Việt Nam chấp nhận, mà còn được thừa nhận về độ bền vững, an toàn và áp dụng cho nhiều công trình tầm cỡ, khổng lồ trên khắp thế giới. Các vật liệu sử dụng trong nhà thép tuy gọn nhẹ, hoặc siêu nhẹ, nhưng lại có sự bền và sức chịu tải trọng rất lớn. 

Bên cạnh đó, tất cả từ khâu thiết kế, thi công đến các vật liệu sử dụng trong nhà thép đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam trong xây dựng. Do vậy, các chủ đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn của công trình. hiện nay, ứng dụng nhà thép tiền chế cho trung tâm thương mại không chỉ dừng lại ở đồng bằng, mà còn phát triển mạnh mẽ tại vùng đồi núi, biển đảo, nơi có địa hình phức tạp.

Lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại có an toàn không?

Quy trình lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại

Lắp dựng là khâu cuối cùng trong toàn bộ quy trình xây dựng nhà thép cho trung tâm thương mại. Trước đó, đơn vị thầu sẽ phối hợp với chủ đầu tư tiến hành các bước như: Thiết kế bản vẽ xin giấy phép xây dựng, thiết kế bản vẽ kỹ thuật, gia công cấu kiện thép, xây dựng nền móng, vận chuyển máy móc, trang thiết bị, vật tư đến công trường. Cuối cùng mới đến bước lắp dựng. Quy trình lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại gồm các bước như sau:

– Lắp dựng toàn bộ khung nhà

Đầu tiên, các công nhân sẽ lắp dựng bulong móng để tạo liên kết vững chắc giữa móng với hệ khung thép. Tiếp đó lần lượt dựng các cột biên sau đó lắp kèo. Dùng bulong để cố định các điểm nối giữa cột và kèo. Tiếp đó lắp các xà gồ và cố định bằng bu lông. Sử dụng hệ giằng đề giằng níu thật chặt đảm bảo độ chắc cứng, sự bất biến của cột kèo.

– Thi công sàn bê tông với vật liệu siêu nhẹ

Đầu tiên, công nhân dựng một hệ dầm chịu lực đã được sản xuất sẵn đặt lên trên dầm của ngôi nhà. Tiếp đó người ta có thể lắp các loại sàn làm sẵn siêu nhẹ như: tấm cemboard xi măng, tấm panel nhẹ đúc sẵn, sàn deck đổ bê tông, sàn thép nhám… Sau đó, người ta tiến hành đổ bê tông lên để mặt sàn có kết cấu vững chắc, bằng phẳng, láng bóng. Tùy từng loại sàn mà độ dày của bê tông khác nhau. 

– Lắp dựng phần bao che (tôn mái, tôn tường)

Sau khi khung nhà đã được dựng hoàn chỉnh, đơn vị thi công sẽ bắt đầu lợp tôn mái. Đầu tiên là lắp đặt viền bao quanh như phần diềm mái và mái hắt. Tiếp đó lắp đặt các tấm tôn cho toàn bộ mái nhà, bắt đầu từ đỉnh cao nhất xuống tới mép mái. Cuối cùng là lắp các tấm che khe nối. Lợp tôn mái xong sẽ tiến hành lắp tôn tường. Kỹ thuật thi công cũng sẽ tương tự lắp tôn mái.

– Giai đoạn hoàn thiện

Ở bước này, đơn vị thi công sẽ tiến hành những công đoạn cuối cùng của công trình, như lắp đặt hệ thống cửa, lắp hệ thống chiếu sáng, điện nước, làm trần, vẽ vạch kẻ, làm vệ sinh công nghiệp… Xong giai đoạn này, công trình đã hoàn thành và có thể đưa vào sử dụng hoặc thực hiện các dự án tiếp theo như trang trí, set up…

Lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại với khung nhà thép

Tìm đơn vị lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại uy tín ở đâu?

Lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại là một quy trình tương đối phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về thiết kế và cấu trúc công trình. 

Với gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đang sở hữu công nghệ thi công nhà thép tiền chế hiện đại với nhiều trang thiết bị, máy móc tiên tiến. Bên cạnh đó, uy tín của chúng tôi còn được tạo dựng bởi sở hữu đội ngũ kỹ sư giỏi, đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp trong khâu tư vấn và bảo trì, bảo hành sau hoàn thiện. 

Chúng tôi đã và đang đảm nhận rất nhiều dự án nhà thép tiền chế lớn, từ nhà kho, nhà xưởng, nhà ở dân dụng, siêu thị, trung tâm thương mại. Công ty Mạnh Hùng tự tin đảm nhận trọn gói công tác tư vấn đến thiết kế, xây dựng, gia công kết cấu thép và hoàn công cho mọi công trình.

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần tìm đơn vị chuyên thiết kế, thi công lắp dựng nhà thép cho trung tâm thương mại, để luôn yên tâm về chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

Thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế

Xây dựng nhà thép tiền chế trải qua 3 giai đoạn cơ bản: Thiết kế, gia công khung thép và lắp dựng tại công trường. Việc thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế cụ thể như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây.

Quy trình thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế

Những điều lưu ý khi thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế

Có rất nhiều tiêu chí khi thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế. Những nhà thầu có kinh nghiệm ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, lựa chọn vật liệu sẽ tính đến những khía cạnh chi tiết nhất, giúp cho quá trình thi công thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời tạo được sự linh hoạt, hiệu hiệu quả nhất trong quá trình sử dụng. Cụ thể, một số tiêu chí quan trọng khi thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế như sau:

– Không gian sử dụng: Thiết kế, chế tạo nhà thép tiền chế phải tính đến việc tận dụng tối đa không gian sử dụng, đồng thời phải có tính linh hoạt cả ở hiện tại và tương lai.

– Kết cấu công trình: Kết cấu công trình, đặc biệt là kết cấu thép phải được gia công và lắp ghép theo bản vẽ kết cấu và bản vẽ chi tiết. Bản vẽ thiết kế và quá trình lắp đặt kết cấu thép phải đảm bảo những yêu cầu về khả năng chịu lực, độ bền và tính ổn định. Đối với kết cấu chi tiết, bên cạnh tiêu chuẩn chung còn có những tiêu chuẩn riêng dành cho kết cấu đó.

– Các tiện nghi: Nhà thép tiền chế cũng như mọi loại nhà khác, sự tiện nghi luôn được đặt lên hàng đầu nhằm mang lại tiện ích và công năng sử dụng hiệu quả nhất.

– Khả năng chống cháy: Các giải pháp chống cháy cho nhà thép rất quan trọng, bởi khi nhiệt độ cao do cháy, kết cấu thép dễ bị mất ổn định dẫn đến sụp đổ công trình. Giải pháp chống cháy đồng bộ khi thiết kế chế tạo nhà thép giúp tăng cường khả năng chịu lửa, chịu nhiệt, bảo vệ tốt con người, tài sản, các hạng mục công trình khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

– Khả năng chống ồn: Thép là một chất dẫn âm tốt. Để chống ồn cho nhà thép, trong quá trình thiết kế, xây dựng, người ta sẽ đồng thời thực hiện các giải pháp cách âm. Một số vật liệu có thể được sử dụng để cách âm như: các tấm cách âm,  thanh cách nhiệt, nhựa vinyl chịu tải trọng lớn, cửa sổ lắp kính hai lớp…

– Khả năng cách nhiệt: Chất liệu thép tôn đều có khả năng dẫn nhiệt. Vì vậy cần phải chú ý giải pháp cách nhiệt. Hệ thống cách nhiệt phù hợp mang lại tính ổn định bên trong của nhà thép, tiết kiệm năng lượng, đồng thời kéo dài tuổi thọ của công trình. 

– Vật liệu xây dựng: Tất các các vật liệu sử dụng trong công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam về vật liệu xây dựng nhà thép.

– Tính thẩm mỹ của công trình: Nhà thép cũng như mọi loại nhà khác, yếu tố thẩm mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng và cần được đảm bảo.

Quy trình thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế

Trong thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế, bản vẽ thiết kế được xem là linh hồn của toàn dự án, bởi nó là cơ sở để thực hiện tất cả các bước gia công thép và thi công một cách bài bản, chặt chẽ, chính xác, đảm bảo tính an toàn, bền vững của công trình.

Giai đoạn thiết kế là lúc các kỹ sư có thể đo đạc, đánh giá kích thước của tất cả các yếu tố thép sử dụng trong công trình. Các phép đo phức tạp nhất đều có thể được tính toán chính xác ở giai đoạn này. Bên cạnh đó, hình hài nhà thép, sự tối ưu về kiến trúc cũng như công năng sử dụng cũng sẽ được trình bày để chủ đầu tư xét duyệt.  

Sau khi mẫu thiết kế được phê duyệt sẽ chuyển sang bản vẽ thi công và bản vẽ chi tiết. Các bản vẽ này sẽ được chuyển đến nhà máy gia công và tới công trường để để áp dụng lắp ghép.

Quy trình thiết kế nhà thép tiền chế gồm 2 giai đoạn chính. Thiết kế cơ sở, là bản thiết kế giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng thể về công trình. Thiết kế này trình bày các hạng mục như: Phương án thiết kế, quy mô, vị trí các hạng mục, phương án công nghệ, phương án kiến trúc, kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật hạ tầng, phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ…

Giai đoạn thứ 2 là thiết kế chi tiết (Bản vẽ kỹ thuật). Đây là bản vẽ trình bày toàn diện và chi tiết các tham số kỹ thuật được sử dụng trong thi công công trình, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng, sơ đồ công nghệ. Bản vẽ cũng trình bày chi tiết các nguyên vật liệu sử dụng, chi tiết cấu tạo hạng mục công trình đúng quy chuẩn.

Quy trình gia công sản xuất kết cấu nhà thép tiền chế

Sau khi có bản vẽ kỹ thuật chi tiết, vật liệu thép sẽ được đưa vào nhà máy, nơi có đủ máy móc công nghệ hiện đại và công nhân lành nghề để gia công các cấu kiện như khung kèo, dầm thép, vì kèo, xà gồ…. Công trình sản xuất thép tiền chế được giám sát chặt chẽ bởi các kỹ sư, đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam trong ngành. 

Quy trình gia công nhà thép tiền chế cơ bản như sau: Cắt phôi thép, gia công bản mã, gá cấu kiện thép, hàn tự động, nắn thẳng, hàn bản mã, sườn gia cường, khoan lỗ, phun bi, phun cát. Cuối cùng là làm sạch và sơn hoàn thiện cấu kiện.

Thi công lắp dựng nhà xưởng thép tiền chế

Đối với nhà thép tiền chế, việc làm móng công trình sẽ tiến hành gần như đồng thời với quá trình gia công sản xuất cấu kiện thép. Đây cũng là một trong những ưu điểm giúp công trình được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. Các cấu kiện thép sau khi gia công sẽ được chuyển đến công trình để lắp dựng. Quá trình thi công sẽ được tiến hành chính xác theo bản vẽ chi tiết. Vì thép đã được gia công hoàn chỉnh, chỉ việc lắp ghép thành kết cấu vững chắc bằng các bu lông. Mặt khác, việc thực hiện sẽ được hỗ trợ của máy móc cơ giới. Do đó, quá trình thi công sẽ tiến hành rất nhanh. 

Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế cơ bản gồm các bước như sau: Lắp dựng gian khóa cứng; Tiếp đó, lắp dựng dầm kèo đầu tiên rồi dầm kèo tiếp theo. Hoàn thành giàn khóa; 

Bước tiếp theo, lắp đặt toàn bộ các khung kèo và xà gồ, kèo đầu hồi; Sau khi hoàn tất lắp đặt xà gồ và chống xà gồ, khâu cuối cùng là lắp dựng tôn mái và tôn tường. Khâu này bao gồm lợp tôn mái, lợp tôn và lợp tôn vách.

Tìm đơn vị thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế uy tín ở đâu?

Kỹ thuật thiết kế, thi công các loại nhà tiền chế không quá phức tạp, vì các cấu kiện thép đã được gia công sẵn và đồng bộ trước đó. Quá trình lắp ghép cũng dựa trên bản vẽ có sẵn. Tuy vậy, để công trình đạt chất lượng tốt nhất, khai thác tối đa những ưu điểm và khắc phục triệt để những hạn chế của nhà thép tiền chế, đòi hỏi đơn vị thầu phải vô cùng kỹ lưỡng, thận trọng và tận tâm ngay từ khâu khảo sát, thiết kế đến từng công đoạn thi công.

Với gần 15 năm làm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đã khẳng định được uy tín vững chắc tại Bà Rịa Vũng tàu và các tỉnh phía Nam. Đến nay chúng tôi vẫn không ngừng nỗ lực để trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, dựa trên nền móng vững chắc là sự hài lòng của khách hàng.

Công ty Mạnh Hùng chuyên thiết kế, xây mới, bảo trì, sửa chữa các công trình lớn như bệnh viện, trường học, chung cư, văn phòng công ty, nhà xưởng. Trên lĩnh vực xây dựng công nghiệp, chúng tôi cũng đang là đơn vị hàng đầu trong thi công các công trình nhà xưởng, nhà thép tiền chế. Chúng tôi đã thi công rất nhiều dự án nhà thép tiền chế lớn, từ nhà kho, nhà xưởng đến nhà ở dân dụng.

Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ sư trình độ cao, tâm huyết, đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin đảm nhận trọn gói công tác tư vấn đến thiết kế, xây dựng, gia công kết cấu thép và hoàn công cho mọi công trình.

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần tìm đơn vị thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế, để luôn yên tâm về chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Một dự án Thiết kế chế tạo nhà thép tiền chế của công ty Mạnh Hùng

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

 

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng là một phương án tối ưu được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Với những ưu điểm vượt trội như tiết kiệm thời gian, chi phí, tính linh động, độ bền chắc, tận dụng tối đa không gian… nhà xưởng thép tiền chế đang ngày càng là phương án xây dựng được ưa chuộng so với kiểu xây dựng nhà xưởng truyền thống bằng bê tông cốt thép.

Công ty Mạnh Hùng Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng

Những ưu điểm khi lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng

Nhà xưởng thép tiền chế là loại nhà mà hệ khung chính như cột, kèo, dầm… được chế tạo thép thay vì bê tông cốt thép như thông thường. Các cấu kiện thép sẽ được gia công trước tại nhà máy theo bản vẽ kiến trúc có sẵn. Sau khi gia công, người ta sẽ tạo được bộ khung với số lượng và kích thước chính xác. Bộ khung thép này sau đó được vận chuyển đến địa điểm công trình để lắp dựng. 

Các bộ phận sẽ được liên kết nhau thành một thể thống nhất thành bộ khung nhà xưởng thép tiền chế vững chắc nhờ các bulong. Do toàn bộ kết cấu cột trụ, khung kèo, xà gồ đều đã được gia công sẵn thành các bộ nên việc thi công lắp dựng tại công trường diễn ra rất nhanh chóng. Do vậy nhà xưởng thép tiền chế có những ưu điểm vượt trội dưới đây.

– Tiết kiệm thời gian: Quy trình xây dựng nhà xưởng thép tiền chế được tiến hành rất bài bản. Tất cả quá trình từ thiết kế, gia công, và thi công đều sẽ tiến hành gần như đồng thời cùng nhau. Mặt khác việc gia công khung thép sẵn giúp cho quá trình lắp ghép diễn ra rất nhanh. Do vậy thi công lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng sẽ tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho chủ đầu tư.

– Xây dựng được trên quy mô lớn: Kết cấu thép có sự linh hoạt lớn, vì vậy, có thể sử dụng để dựng các nhà xưởng ở mọi quy mô, đặc biệt là quy mô lớn.

– Nhà thép có độ bền, vững chắc, rất tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng.

– Thân thiện với môi trường: Vật liệu thép có thể tái chế, vì vậy chất thải xây dựng được giảm đáng kể. 

– Ưu điểm vượt trội của nhà xưởng thép tiền chế, đó là độ bền và tính linh hoạt cao trong thiết kế cũng như gia công, lắp dựng. Do vậy khi cần mở rộng, nâng cấp sẽ rất dễ dàng. Hoặc khi cần tháo dỡ, di chuyển địa điểm, thì các cấu kiện thép đều có thể tái sử dụng. Do vậy, nhà xưởng thép tiền chế là xu hướng được đa số các chủ công trình lựa chọn thay vì nhà gạch hay bê tông cốt thép truyền thống

Thông số cơ bản của nhà xưởng khung thép tiền chế

Xác định các thông sơ cơ bản sẽ có ý nghĩa trong việc thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công cũng như đơn giá.

– Khẩu độ (Chiều rộng nhà xưởng): Khẩu độ được tính từ các mép cột theo phương nằm ngang. Nhà xưởng tiền chế thường không giới hạn về chiều rộng, vì có thể thi công được trên mọi quy mô.

Chiều dài nhà: Chiều dài nhà được tính từ mép cột theo chiều dọc. Chiều dài nhà xưởng cũng không hạn chế do có thể thi công trên mọi quy mô.

– Bước cột: Là khoảng cách giữa hai cột theo phương dọc của nhà xưởng, được xác định dựa vào chiều dài của nhà. Thông thường khoảng cách này là 6-12m.

– Chiều cao nhà: Chiều cao được tính từ chân cột biến đến diềm mái (phần giao giữa tôn mái và tôn tường). Kích thước này sẽ quyết định đến độ thoáng rộng của nhà xưởng.

– Độ dốc mái: Độ dốc này ảnh hưởng đến khả năng thoát nước mưa. Độ dốc này thường có độ nghiêng từ 10-30%.

– Tải trọng nền: Thông số này để phục vụ cho việc làm móng nhà xưởng. Tải trọng này phụ thuộc vào khối lượng phương tiện, máy móc tác động hàng ngày.

– Tải trọng mái: Là tải trọng phần mái tóc động đến kết cấu công trình, bao gồm mái tôn, tấm cách nhiệt, trần giả, hệ thống kỹ thuật, tải gió, cầu trục…

Các thông số Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng

Quy trình thiết kế và lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng là một công việc không quá phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi một quy trình chặt chẽ, chuyên nghiệp. Nhìn chung, quy trình thực hiện gồm 3 bước như sau: Thiết kế chi tiết; Gia công cấu kiện; Lắp đặt tại công trường.

Tuy nhiên các phần việc không hoàn toàn tách biệt với nhau. Ở giai đoạn gia công cấu kiện, đơn vị thi công đồng thời có thể tiến hành song song với việc xây dựng phần móng. Móng công trình được thi công tại công trường, trong khi cấu kiện sẽ được gia công tại nhà máy. Khác với xây dựng nhà gạch hay bê tông cốt thép truyền thống, phần lớn chi tiết, cấu kiện đều được tiền chế bằng máy móc hiện đại, vì vậy việc thi công lắp đặt sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Mặt khác các chi tiết được gia cố lắp ghép chính xác và vững chắc, chất lượng được đảm bảo tối đa.

Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế

Nhà xưởng khung thép tiền chế có 4 bộ phận cơ bản như sau: Hệ khung chính, hệ khung thứ yếu (xà gồ và hệ giằng); Mái che; Tôn bao che xung quanh; Nền móng

Nền móng nhà xưởng tiền chế

Nhà xưởng tiền chế vẫn sử dụng nền móng bê tông cốt thép, tạo nên một bệ đỡ chắc chắn. Móng có nhiều thể loại như móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… Trước khi đổ bê tông, người ta sử dụng bulong móng (còn gọi là bu lông neo) – phần nối trung gian để cố định kết cấu giữa chân cột và nền. Khâu này yêu cầu độ chính xác cao để việc lắp đặt các cấu kiện cột kèo thuận lợi và vững chắc. Nền nhà xưởng thường lót  lớp base và cát đầm chặt, trên đổ bê tông.

Khung thép nhà xưởng tiền chế

Đó là các cấu kiện như cột, kèo, dầm… Chúng được làm hoàn toàn từ thép. Cấu tạo của khung thép cơ bản bao gồm:

– Khung chính: Là các cột và kèo. Chúng được cấu kiện từ tổ hợp khung thép tiết diện I. Kích thước của chúng được lựa chọn theo lực lớn nhất của nhà thép.

– Khung ngang: Đây là kết cấu chịu lực chính. Kết cấu khung ngang gồm bộ phận móng, cột, dầm xà, dàn vì kèo, hệ giằng, kết cấu mái, dầm cầu trục….

Tôn bao che, vật liệu cách nhiệt và tôn mái

Vật liệu làm tôn bao che (tường và mái) thường là tôn mạ kẽm hoặc tấm panel cách nhiệt. Chất liệu này có độ bền cao, chống chọi được với thời tiết và môi trường khắc nghiệt, vừa cách nhiệt và cách âm hiệu quả. Mái tôn thường được lót thêm một lớp  cách nhiệt bằng túi khí hoặc lớp bông thủy tinh, vừa chống nóng và chống ồn.

Tìm đơn vị Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng uy tín ở đâu?

Sau 15 năm bước vào lĩnh vực thiết kế, xây dựng, đến nay, Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng  đang là một trong những đơn vị uy hàng đầu tại Bà Rịa Vũng tàu và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi chuyên thiết kế, xây mới, bảo trì, sửa chữa các công trình lớn như bệnh viện, trường học, chung cư, văn phòng công ty, nhà xưởng. Trên lĩnh vực xây dựng công nghiệp, Công ty Xây dựng Mạnh Hùng chuyên thi công các công trình nhà xưởng, nhà thép tiền chế và các công trình phụ trợ gắn liền với hệ thống nhà xưởng. 

Quá trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng của chúng tôi được thực hiện cơ bản như sau:

– Thi công phần nền móng, định vị tim trục, lắp đặt bu lông móng

– Lắp dựng khung chính: cột trụ, dầm, vì kèo… bằng cẩu và liên kết với nhau bằng bu lông cường độ cao

– Lắp đặt xà gồ, cố định bằng bu lông

– Lợp tôn bao che phần mái, tường vách

– Công đoạn hoàn thiện được tiến hành như cách làm nhà truyền thống: Lắp đặt hệ thống cửa, thông gió, xây trát tường bao, ốp lát, lắp đặt điện nước, thiết bị vệ sinh…

Toàn bộ cấu kiện thép được thiết kế chi tiết và được gia công hoàn thiện tại nhà máy sản xuất. Quá trình sản xuất được giám sát chặt chẽ đảm bảo theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Sản phẩm được những công nhân lành nghề lắp dựng dưới sự giám sát chặt chẽ của các kỹ sư, đảm bảo đúng kỹ thuật và tiến độ. 

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần tìm đơn vị lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng, để luôn yên tâm về chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Mạnh Hùng lắp đặt nhà thép tiền chế cho nhà xưởng
Công ty Mạnh Hùng Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà xưởng hoàn chỉnh

 

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho

Thay vì làm bằng gỗ hay gạch như truyền thống, lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho đang là công nghệ mà nhiều doanh nghiệp ưu ái bởi những ưu điểm vượt trội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp xây dựng nhà tiền chế cho nhà kho dưới đây.

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho mang tới tính linh động cao

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho là gì?

Nhà kho là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics mà các chủ cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm đầu tư xây dựng. Nhà kho là điểm đầu hoặc cũng có thể là điểm cuối trong dây chuyền sản xuất và cung ứng hàng hóa. Việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa có tốt không, tính liên tục của quá trình sản xuất, phân phối có được đảm bảo liền mạch cả về số lượng và chất lượng hay không chính là nhờ vào mắt xích này.
Tất cả các cơ quan bao gồm các nhà sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối… cho đến các cơ quan nhà nước như hải quan, sân bay,… đều phải có nhà kho. Hàng hóa lưu trữ trong nhà kho có thể là nguyên vật liệu sản xuất, linh kiện, thực phẩm hoặc các thành phẩm đã sản xuất hoàn thiện.
Vai trò và chức năng của nhà kho
– Bảo quản và lưu trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa: Nhà kho là nơi tập kết nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, hoặc cũng là nơi chứa đựng sản phẩm hoàn thiện để phân phối ra thị trường. Đó là lý do nhà kho thường được đặt ở những nơi thông thoáng, thuận tiện về giao thông đi lại để dễ dàng di chuyển, giảm chi phí hao hụt hoặc vận chuyển.
– Nhà kho giúp đảm bảo tính liên tục và tính chuyên nghiệp cho quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa.
– Nhờ tối ưu chi phí đi lại, vận chuyển, giảm hao hụt hoặc hư hỏng hàng hóa, vì vậy nhà kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
– Nhà kho còn có chức năng gom hàng. Nguyên vật liệu hoặc hàng hóa sẽ được nhập từ rất nhiều nguồn khác nhau. Nhà kho lúc này sẽ đóng vai trò là điểm trung gian để tập kết hàng, hợp nhất hàng thành các lô lớn đủ để xuất cho khách hoặc chuyển tới nhà máy, chuyển ra thị trường. Nhà kho lúc này cũng đồng thời giúp quản lý số lượng và các nhóm mặt hàng một cách rõ ràng, khoa học.
Đặc điểm của nhà kho
– Nhà kho thường được xây dựng ở các vùng đất rộng rãi, bằng phẳng, có không gian thoáng. Hệ thống nhà kho cũng được xây dựng theo kiểu khép kín để bảo vệ hàng hóa, tránh khỏi mất mát, hao hụt.
– Nhà kho thường được xây dựng bằng các vật liệu vừa chống cháy vừa kiên cố, vững chãi. Các vật liệu thường được sử dụng ngày nay là thép, tôn, sắt… Cấu tạo của nhà kho thường đơn giản để tận dụng tối đa không gian.
– Nhà kho có tính linh động tương đối. Việc đặt nhà kho gần nhất với người tiêu dùng hoặc gần nhất với nơi sản xuất, đường giao thông huyết mạch… đặt ra cho doanh nghiệp bài toán cần phải di chuyển nhà kho một khi những đối tượng trên có sự thay đổi.
– Nhà kho dùng để lưu trữ những sản phẩm đặc biệt, dễ bị hỏng như sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm ăn được, tươi sống cần hệ thống nhà kho đông lạnh (kho làm lạnh). Các kho này yêu cầu kỹ thuật xây dựng khắt khe để có thể duy trì nhiệt độ từ mát cho đến lạnh tối đa -25 độ C.
Vật liệu xây dựng nhà kho
Nhà kho được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, gạch, thép, tôn, sắt…
Hiện nay, đa số nhà kho được làm từ các vật liệu vững chãi và tính linh hoạt cao như tôn, sắt, thép và được sơn tĩnh điện. Trong nhiều phương pháp xây nhà kho thì lắp dựng bằng thép tiền chế đang là các phổ biến nhất hiện nay.
Như vậy, lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho là việc gia công tạo hình các thành phần kết cấu chính bằng thép của nhà kho (như hệ cột kèo, xà gồ, dầm tường cho đến tấm mái và tường) trước từ trong nhà máy. Sau đó người ta sẽ được đem ra lắp dựng tại công trường thành nhà hoàn chỉnh.
Do được lắp dựng bằng thép nên kết cấu nhà kho bằng thép tiền chế tương đối mỏng nhưng lại rất vững chãi, chắc chắn. Điều này giúp nhà kho có trọng lượng nhẹ hơn, tiết kiệm vật liệu phụ và cũng tận dụng được không gian tối đa so với nhà truyền thống.

Kỹ thuật lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho cơ bản

Nhà kho tiền chế hay nhà kho thép tiền chế là loại nhà thép được xây dựng bằng các cấu kiện thép. Cấu tạo của loại nhà này gồm có 4 thành phần cơ bản như sau: Hệ khung chính (cột, kèo); Hệ khung thứ yếu (xà gồ, giằng, dầm tường, thanh chống đỉnh tường); Phần bao che (mái tôn, vách); Phần nền móng.
Trong đó, các khung thép được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ thiết kế. Toàn bộ kết cấu thép sẽ được gia công đồng bộ tại công xưởng. Các thành phần chính và thứ yếu đều sẽ được cắt, tạo hình, đục, khoan lỗ, hàn trước trong nhà máy. Việc tạo hình này được tiến hành theo đúng bản vẽ thiết kế và được giám sát chặt chẽ. Vì vậy chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo. Tại công trường, các thành phần tiền chế này sẽ được lắp dựng, nối kết với nhau thành kết cấu chặt chẽ bằng các bu lông.
Như vậy, kỹ thuật lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho trải qua 3 bước cơ bản: Thiết kế; Gia công cấu kiện tại nhà máy; Lắp dựng tại công trường. Do các cấu kiện đã được gia công đồng bộ, nên quá trình lắp dựng sẽ rất nhanh.
Sau khi lắp dựng khung nhà cơ bản, nhà kho thép tiền chế sẽ được lắp thêm một số phụ kiện như sàn lửng, đường đi trên cao, mái đua, diềm mái, vách ngăn… Nhà thép có khả năng chống nước tốt nhờ các hệ thống như mái mối đứng, diềm mái và hệ thống thoát nước. Nhà kho bằng thép tiền chế là loại nhà rất linh hoạt, cho phép trang bị bên trong những hệ thống phức tạp để đáp ứng các nhu cầu lưu trữ, bảo quản hàng hóa và tận dụng tối đa không gian, đồng thời vừa có thể thỏa sức trang trí bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ.

Lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho tại công trường

Tìm đơn vị lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho uy tín ở đâu?

Sau gần 15 năm làm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, đến nay, Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đang là một trong những đơn vị uy hàng đầu tại Bà Rịa Vũng tàu và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi chuyên thiết kế, xây mới, bảo trì, sửa chữa các công trình lớn như bệnh viện, trường học, chung cư, văn phòng công ty, nhà xưởng. Trên lĩnh vực xây dựng công nghiệp, Công ty Xây dựng Mạnh Hùng chuyên thi công các công trình nhà xưởng, nhà thép tiền chế và các công trình phụ trợ gắn liền với hệ thống nhà xưởng. Nhà thép tiền chế là một trong những thế mạnh đặc biệt của Mạnh Hùng. Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho của chúng tôi như sau:
– Tiếp nhận yêu cầu từ chủ đầu tư
– Nhân viên kỹ thuật trực tiếp khảo sát địa điểm, địa hình nơi đặt nhà kho
– Lên bản vẽ thiết kế sơ bộ và biện pháp thi công
– Thống nhất ý kiến với khách hàng, hoàn thiện bản vẽ chi tiết
– Báo giá và ký hợp đồng
– Tiến hành thi công như kế hoạch và bàn giao đúng tiến độ
Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần tìm đơn vị lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho, để luôn yên tâm về chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Công nhân công ty Mạnh Hùng lắp dựng nhà thép tiền chế cho nhà kho

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng
Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Liên hệ: 02543 827 775
Email: manhhungcons@gmail.com