Thi công xây dựng công trình dân dụng

Thi công xây dựng công trình dân dụng là một quy trình với rất nhiều công đoạn. Nắm rõ toàn bộ quy trình này sẽ giúp gia chủ chủ động về thời gian, quản lý chất lượng tốt nhất cũng như tối ưu được chi phí. Dưới đây là các bước thi công cơ bản và đầy đủ để bạn có cái nhìn bao quát nhất.

Mạnh Hùng thi công công trình dân dụng- biệt thự 

Thi công xây dựng công trình dân dụng là gì?

Công trình dân dụng là một loại công trình trong quản lý nhà nước. Đó là các công trình có tính chất phục vụ nhu cầu sở hữu, dịch vụ, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu khác của người dân.  

Công trình dân dụng bao gồm nhà ở (nhà chung cư, nhà riêng lẻ) và công trình công cộng (Công trình văn hóa; giáo dục; y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; công trình tôn giáo tín ngưỡng, khách sạn, nhà khách; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại…)

Như vậy, thi công xây dựng công trình dân dụng là việc xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình các công trình xây dựng mới; hoặc sửa chữa, cải tạo, di dời, phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì các dạng công trình dân dụng kể trên.

Công trình dân dụng có nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể là có 5 cấp độ, phân theo diện tích mặt sàn hoặc số tầng xây dựng. Trong đó, cấp đặc biệt là các công trình có diện tích sàn từ 15.000m2 hay có chiều cao từ 30 tầng trở lên; Cấp nhỏ nhất là cấp 4, là loại nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay chiều cao không quá 1 tầng và chỉ 6m trở xuống.

Khi thi công xây dựng công trình dân dụng, càng những công trình cấp cao, thì yêu cầu về độ an toàn càng cao và sự phức tạp khi thi công càng lớn. Ví dụ với công trình cao tầng, lối thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy là một hạng mục đặc biệt quan trọng và có tính chất bắt buộc. Mặt khác, trừ công trình cấp 4, các cấp còn lại khi muốn thi công, cần phải đảm bảo các yếu tố như: Dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Được cấp phép xây dựng; Chủ thầu phải chứng minh được năng lực thi công, có chứng chỉ năng lực tương ứng với công trình mình đảm nhận.

Quy trình thi công xây dựng công trình dân dụng

Quy trình thi công công trình dân dụng nhìn chung đều trải qua 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn 1 là làm hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho công trình. Giai đoạn 2 là thi công công trình.

– Giai đoạn thiết kế

Trừ nhà cấp 4 ở nông thôn, không thuộc quy hoạch phát triển đô thị hay nằm trong diện đặc biệt khác, các công trình dân dụng khác trước khi thi công đều phải làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Trong hồ sơ phải có bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, việc đầu tiên của mỗi công trình là phải thực hiện bản hồ sơ thiết kế. Bản vẽ này sẽ trình bày hình dạng kiến trúc, kết cấu chi tiết của ngôi nhà, địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình…

Sau khi hồ sơ thiết kế được phê duyệt, nhà thầu sẽ tiến hành thực hiện bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ thi công. Bản vẽ này sẽ trình bày toàn diện và chi tiết kết cấu, vị trí, kích thước từng hạng mục và các tham số kỹ thuật được sử dụng trong thi công công trình. Hệ thống kỹ thuật, hạ tầng, sơ đồ công nghệ cũng được thể hiện rõ ràng. Bản vẽ cũng trình bày chi tiết các nguyên vật liệu sử dụng, chủng loại, số lượng… cũng như các thiết bị sẽ sử dụng để thi công.

– Giai đoạn chuẩn bị

Trước khi chính thức bước vào thi công, nhà thầu sẽ phải tiến hành một số công đoạn chuẩn bị, bao gồm: Dọn dẹp mặt bằng, vận chuyển thiết bị, vật tư đến điểm tập kết, định vị tim cột, móng, đo đạc, kiểm tra hiện trạng đất giữa thực tế và bản vẽ; Lập biên bản bàn giao mặt bằng; xác định ngày khởi công; chụp và lưu lại hình ảnh hiện trạng của công trình và các công trình lân cận để tránh các vấn đề tranh cãi về sau. Tiếp đó nhà thầu tìm chỗ ở hoặc xây dựng lán trại, kết nối điện nước để công nhân ổn định nơi ở và sinh hoạt.

– Giai đoạn thi công

+ Thi công móng nhà: Móng nhà là nền tảng căn bản cho ngôi nhà. Móng phải thật vững chắc thì mới nâng đỡ và cân bằng được những thứ còn lại. Trước hết, công nhân sẽ tiến hành đào đất hố móng, dầm móng, đà kiềng, bể phốt, bể nước ngầm, sau đó vận chuyển đất đào đi đổ. Tiếp đó, tiến hành ép cọc, đan thép, ghép cốp pha, xây trát các hạng mục ngầm như bể phốt, hố ga, bể ngầm… Sau đó tiến hành đổ bê tông lót đáy móng, đổ bê tông dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt. Nghiệm thu kết quả phần móng trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Làm móng nhà trong thi công xây dựng công trình dân dụng

+ Thi công phần thân công trình: Thân công trình được ví như bộ xương. Phần này có vững chắc thì công trình mới có tuổi thọ bền vững, lâu dài. Vì vậy bước này cần được tiến hành bài bản, giám sát chặt chẽ. Đầu tiên, nhà thầu sẽ tiến hành dựng cốp pha, xây khung bê tông cốt thép, rồi làm sàn, xây tường, cầu thang và mái. Công nhân sẽ lần lượt tiến hành dựng cốt thép, đổ bê tông cột, xây thô, cán nền, làm cầu thang. Quy trình này sẽ lặp lại tuần tự cho các tầng tiếp theo. Sau khi hoàn thành mỗi hạng mục và mỗi tầng, đơn vị thầu phối hợp với chủ đầu tư nghiệm thu trước khi tiến hành các tầng và hạo mục tiếp theo.

+ Thi công phần mái: Có nhiều dạng mái nhà khác nhau, như mái tôn, mái ngói, mái bằng… Mỗi dạng mái sẽ có các kỹ thuật thực hiện khác nhau. Với các dạng mái dốc, lợp vỏ bao che như ngói, tôn thì phải lắp dựng kèo, xà gồ. Còn mái bằng thì sẽ tiến hành lắp dựng khung thép và đổ bê tông.

+ Thi công các phần phụ: Đây là công đoạn cuối cùng của phần thô. Công nhân sẽ lắp đặt hệ thống điện, nước, chèn khuôn cửa, dựng lan can…

+ Hoàn thiện công trình: Đây là công đoạn thực hiện những công việc như: Trát ngoài, trát trong, lát nền, đóng trần, sơn trong, sơn ngoài, chống thấm, lắp cửa, lắp đặt các thiết bị đèn, máy lạnh, bồn nước, lắp đặt thiết bị vệ sinh…

Thi công xây dựng công trình dân dụng là công việc do các nhà thầu có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện. Tuy nhiên, gia chủ hoặc chủ đầu tư vẫn có thể giám sát quá trình này nếu không nhờ những người hoặc đơn vị giám sát có uy tín thực hiện. Những việc cần giám sát bao gồm: Kiểm tra vật tư có đúng thương hiệu, mẫu mã, số lượng, kích cỡ như đã đặt trước đó; Kiểm tra kích thước các hạng mục có đúng yêu cầu; Kiểm tra số lượng vật tư hàng ngày để đảm bảo đủ cho tiến độ công trình. Mỗi hạng mục hoàn thành cần phải tiến hành nghiệm thu và yêu cầu khắc phục sự cố ngay (nếu có) trước khi chuyển sang các hạng mục khác.

Tìm đơn vị thi công xây dựng công trình dân dụng uy tín ở đâu?

Xây dựng bất kỳ công trình nào cũng cần phải đảm bảo 3 tiêu chí: Chất lượng tốt nhất, tiến độ nhanh nhất và chi phí tối ưu nhất. Để đạt được cả 3 yêu cầu trên, thì năng lực, kinh nghiệm cũng như sự chuyên nghiệp của nhà thầu chính là yếu tố then chốt.

Sau gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng dân dụng và công nghiệp, công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng tự tin khẳng định là một trong những đơn vị chuyên nghiệp và đầy đủ năng lực để thi công xây dựng công trình dân dụng từ đơn giản đến phức tạp. Chúng tôi chuyên thiết kế, xây mới nhà ở tư nhân, từ nhà cấp 4 đến nhà cao tầng, biệt thự. Đối với nhà ở, quy trình thiết kế và thi công của chúng tôi luôn đề cao các tiêu chí về chất lượng, tiện ích, thẩm mỹ đến các yếu tố phong thủy. Ngoài ra, Mạnh Hùng còn chuyên bảo trì, sửa chữa các công trình lớn như bệnh viện, trường học, chung cư, văn phòng công ty, nhà xưởng….

Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần tìm đơn vị thi công xây dựng công trình dân dụng uy tín, chuyên nghiệp để yến tâm hoàn toàn về chất lượng, tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí.

 

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng

Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên hệ:  02543 827 775

Email: manhhungcons@gmail.com