Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm tạo dựng nên những công trình có ý nghĩa quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe, môi trường sau sản xuất và sinh hoạt, đồng thời giúp tiết kiệm nước nhờ việc tái sử dụng nguồn nước khi đã được xử lý.
Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải là gì?
Trước khi tìm hiểu về thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hãy cùng chúng tôi làm rõ khái niệm hệ thống xử lý nước thải là gì. Đây là một hệ thống với nhiều hạng mục khác nhau và hoạt động nhất nhất, được sử dụng những hóa chất và công nghệ hiện đại nhằm loại bỏ các thành phần độc hại trong nước thải trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng.
Các thành phố, nhà máy, xưởng sản xuất, cơ sở công nghiệp, các đơn vị đặc biệt như bệnh viện… đều có hàm lượng chất độc rất cao, gây nguy cơ ô nhiễm cho con người và môi trường nếu xả thải trực tiếp. Vì vậy những nơi này thường yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải còn là một trong những hạng mục đặc biệt bắt buộc phải xây dựng đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất.
Tác dụng đầu tiên và quan trọng nhất đối với một hệ thống xử lý nước thải, đó là loại bỏ các thành phần độc hại trong nước thải, để tạo ra nguồn nước sạch an toàn trước khi xả ra tự nhiên hoặc tái sử dụng. Nhờ đó, giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và sinh vật ngoài tự nhiên. Nước thải sau xử lý sạch sẽ còn có thể sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi… từ đó giúp tiết kiệm nguồn nước.
Để xử lý nguồn nước thải từ vô cùng độc hại trở thành nước sạch trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp, bao gồm các công đoạn cơ học, hóa học, vật lý, sinh học. Mỗi công đoạn thì một hoặc một số chất độc hại, trong số hàng trăm chất độc hại có trong nước, sẽ được loại bỏ. Cụ thể, quy trình xử lý nước thải cơ bản sẽ trải qua các công đoạn sau:
– Công đoạn xử lý cơ học, vật lý: Trong nước thải thường chứa nhiều chất không tan, kích thước lớn, nổi lơ lửng trên mắt nước, có thể gọi chúng là rác. Loại rác này sẽ được loại bỏ bằng thanh chắn rác, lưới chắn rác, trong quá trình nước thải đổ về bể thu gom.
– Công đoạn xử lý hóa học, lý hóa: Nước thải sau khi vào bể thu gom sẽ tiếp tục được chuyển lên các bể khác để thực hiện công đoạn xử lý bằng hóa học bằng cách như: trung hòa pH, keo tụ tạo bông,… để loại bỏ các vật chất nhỏ, kim loại nặng và các chất vô cơ trong nước.
– Công đoạn xử lý sinh học: Nước sau đó tiếp tục được chuyển sau các bể khác để xử lý hóa học với các phương pháp như kỵ khí, hiếu khí, hiếm khí… nhằm loại bỏ các vật chất siêu nhỏ, các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải như H2S, Sulfite, Ammonia, Nito…
Như vậy thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải là việc xây dựng các hạng mục, đồng thời lắp đặt các máy móc, thiết bị công nghệ nhằm xử lý các chất độc trong nước thải hiệu quả.
Tại sao phải thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải?
Nước thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày đều chứa đựng rất nhiều chất ô nhiễm và độc hại. Những chất này nếu không được xử lý có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Do đó, thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ con người và phát triển bền vững. Dưới đây là những lý do tại sao cần có hệ thống xử lý nước thải:
Bảo vệ môi trường: Nước thải nếu chưa được xử lý trực tiếp vào môi trường có thể gây ô nhiễm nguồn nước, đất và cả không khí. Chính điều này gây ra một loạt hệ lụy đối với hệ sinh vật tự nhiên, sức khỏe của chúng ta và các hoạt động sản xuất nông nghiệp,…
Tuân thủ quy định pháp luật: Xây dựng bể xử lý nước thải không chỉ là điều nên làm mà còn là bắt buộc theo các quy định về môi trường. The đó, các doanh nghiệp và hộ gia đình được yêu cầu phải xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Do đó, thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải giúp đảm bảo tuân thủ các quy định này, tránh xảy ra vi phạm và tránh các hình phạt pháp lý.
Bền vững kinh tế: Một bể xử lý nước thải được lắp đặt còn giúp tiết kiệm chi phí trong việc quản lý nước thải và tạo ra nguồn nước tái sử dụng. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí hoạt động mà còn thúc đẩy sự bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Nước thải như đã nói chưa rất nhiều vi khuẩn, chất độc. Nếu những hợp chất này vào môi trường sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe của khu dân cư hay các hộ dân quanh doanh nghiệp. Bởi vậy, xây dựng hệ thống xử lý nước thải là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Các loại bể trong quy trình thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải thực tết là việc thi công xây dựng các bể chứa, đồng thời lắp đặt các loại máy móc, thiết bị nhằm hỗ trợ quá trình xử lý nước thải. Cụ thể một quy trình xử lý nước thải cơ bản sẽ gồm 8 loại bể dưới đây.
Bể tiếp nhận (hay bể thu gom nước thải)
Đây là bể chứa nước thải thô. Nước thải từ sinh hoạt hay sản xuất sẽ đổ trực tiếp vào bể này. Tuy nhiên trước khi vào bể, các loại rác kích thước lớn sẽ được chặn loại thông qua thanh hoặc lưới chắn rác. Bể này thường được xây bằng gạch trát bê tông.
Bể điều hòa
Bể thứ 2 trong quy trình xử lý nước thải này có nhiệm vụ duy trì lưu lượng dòng chảy, đồng thời điều chỉnh độ pH trong nước phù hợp nhất cho quá trình xử lý sinh học thực hiện hiệu quả. Bể này được lắp đặt thiết bị khuấy trộn để khuấy đều nồng độ các chất bẩn trong nước, không cho cặn lắng xuống bể, đồng thời làm loãng nồng độ các chất độc hại. Tại đây nước thải được giữ ở trạng thái trung tính, với độ pH từ 6,5-8.5
Bể xử lý sinh học kỵ khí
Đây là loại bể xử lý chất độc hại trong nước bằng phương pháp yếm khí (không có oxy). Quá trình chuyển hóa chất bẩn ở bể này diễn ra trong 3 bước. Bước đầu tiên là quá trình phân hủy các phức chất và chất không tan thành các chất đơn giản và hòa tan dưới sự hỗ trợ của các enzym do loại vi sinh vật tiết ra. Bước thứ 2 là biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành các chất hòa tan dưới sự hỗ trợ của các vi khuẩn lên men. Bước thứ 3 là quá trình các vi khuẩn tạo metan để chuyển hóa hiđro và acid acetic thành chất khí.
Bể sinh học hiếu khí
Bể này chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính. Quá trình loại bỏ chất độc hại tại bể này là sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí và cung cấp oxy liên tục. Sự hoạt động của các loại vi khuẩn này giúp oxy hóa và phân hủy các chất hữu có cơ ở dạng keo hòa tan và các tạp chất khác trong nước thải, từ đó làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm này trong nước. Tốc độ oxy hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất cũng như mật độ vi khuẩn và sự ổn định của lưu lượng nước thải.
Bể lắng
Bể lắng là bước tiếp theo của quá trình xử lý nước thải sau khi trải qua giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí. Đây là quá trình xử lý cơ học. Nước thải sẽ lưu lại tại bể trong một thời gian đủ lâu để các hạt lơ lửng trong nước hoặc các hạt rắn lắng xuống đáy. Ở đây người ta còn có thể dùng các hóa chất để tạo bông – quá trình liên kết các hạt lơ lửng trong nước thành những hạt có kích thước lớn, trọng lượng nặng hơn và dễ dàng bị lắng xuống đáy bể. Nước sạch thu được đều trên bề mặt bể thông qua máng tràn. Bùn lắng xuống một phần được thu về bể hiếu khí, một phần đưa về bể chứa bùn.
Bể khử trùng
Qua bể lắng, nước cơ bản đã được làm sạch các chất hóa học độc hại. Tuy nhiên vẫn còn nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và truyền nhiễm. Vì vậy ở bước này sẽ thực hiện khử trùng. Người ta sử dụng một số loại hóa chất làm phá vỡ quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, khiến chúng bị tiêu diệt.
Bể chứa bùn thải
Đây là bể cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải. Bùn sẽ được thu gom về bể, sau đó sẽ được hút bỏ và vận chuyển đi bằng xe xử lý nước thải chuyên dụng.
Tìm đơn vị thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải uy tín ở đâu?
Xử lý nước thải hiện nay là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị có xả thải. Một hệ thống xử lý nước thải tốt cần phải được tính toán chặt chẽ, thiết kế, xây dựng bài bản, không chỉ đáp ứng được nhu cầu xả thải hiện tại mà còn có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu trong tương lai. Đồng thời hệ thống cần có sự bền bỉ, tồn tại lâu dài, thích ứng với nhiều công nghệ xử lý hiện đại, nhằm tiết kiệm chi phí và dễ dàng nâng cấp.
Bên cạnh đó, một hệ thống xử lý nước thải tốt nhất thiết phải đáp ứng được những tiêu chí sau: Xử lý được những thành phần độc hại có trong nước thải, chất lượng nước thải đáp ứng được quy chuẩn Việt Nam về nước thải.
Ngoài ra, khi thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần lưu ý những điều sau:
- Thiết kế bể xử lý phù hợp với quy mô và loại nước thải để hạn chế tối đa tình trạng sửa chữa hoặc cải tạo sau này.
- Cần chọn vật liệu xây dựng chất lượng để đảm bảo sự bền vững và khả năng chống ăn mòn, chống thấm nước.
- Chọn vị trí thích hợp xây dựng bể sao cho thuận tiện với việc cấp nước và xả nước, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Đảm bảo hệ thống điện và cơ hoạt động đúng cách để tránh rủi ro khi hoạt động.
- Trước khi đưa hệ thống xử lý nước thải vào hoạt động, cần thực hiện kiểm tra kỹ thuật đầy đủ về các thiết bị và hệ thống.
- Đảm bảo xử lý chất thải và thải đi đúng theo quy định.
Là đơn vị gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng đang là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu khu vực Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam. Là công ty uy tín trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi còn làm chủ công nghệ và kỹ thuật để thi công lắp đặt các công trình hệ thống điện, cấp thoát nước và thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp.
Với đội ngũ cán bộ trình độ kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân tay nghề giỏi cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi đã xây dựng thành công nhiều hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn, hiện đại, tạo được uy tín lớn đối với khách hàng và các đối tác. Ở mọi công trình, Mạnh Hùng luôn đề cao tiêu chí về an toàn, hiệu quả, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.
Hãy lựa chọn chúng tôi khi cần đơn vị Thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải để tối ưu thời gian, ngân sách, an toàn và chất lượng.
Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Hùng:
Địa chỉ: Số 107B, Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Liên hệ: 02543 827 775
Email: manhhungcons@gmail.com
Write a Comment